DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

đất nông nghiệp
DEM
nước biển dâng
lũ lụt
Quảng Điền

Tóm tắt

Tóm tắt: Nghiên cứu này dự báo ảnh hưởng của lũ lụt đến sử dụng đất nông nghiệp theo kịch bản nước biển dâng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 trong việc xây dựng bản đồ dự báo ngập lụt và dự tính diện tích đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền bị ngập dựa vào mô hình độ cao kỹ thuật số (DEM) và mực nước biển dâng (Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp_RCP4.5_ của Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của BTNMT năm 2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mực nước biển tăng 13 cm vào năm 2030 và 22 cm vào năm 2050, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị ngập lần lượt 5912,93 ha và 6267,60 ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa sẽ bị ngập nhiều nhất với 4176,98 ha vào năm 2030 và 4249,79 ha vào năm 2050. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững. Đồng thời, đây là một cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng nhằm xây dựng chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền trong thời gian tới.

Từ khóa: đất nông nghiệp, DEM, nước biển dâng, lũ lụt, Quảng Điền

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3C.5272
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2016), Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, Nxb. Tài nguyên Môi trường và BĐ Việt Nam.
  2. Lê Quang Cảnh, Lê Văn Thăng, Nguyễn Huy Anh, (2012), Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối với diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển Phú Yên, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 74B(5), 21.
  3. Charrier, R., & Li, Y., (2012), Assessing resolution and source effects of digital elevation models on automated floodplain delineation: a case study from the Camp Creek Watershed, Missouri, Applied Geography, 34, 38–46.
  4. Nguyễn Ty Niên, (2012), Nhìn lại thiên tai miền Trung sau hơn mười năm lũ lịch sử 1999, Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam.
  5. Nguyễn Kỳ Phùng, Bùi Chí Nam, (2011), Đánh giá tác động của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến dải biển tỉnh Khánh Hòa, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị khoa học về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược lần thứ 3, Phân viện Khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam.
  6. UBND huyện Quảng Điền, (2015), Dự thảo kế hoạch phòng chống thiên tai huyện Quảng Điền đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
  7. Vijayaraghavan. C.,Thirumalaivasan, Dr. D.,Venkatesan Dr. R., (2012), Utilization of Remote sensing and GIS in Managing Disasters – A Review, International Journal of Scientific & Enginerring research, 3(1),1–8.
  8. Viện Khí Tượng Thuỷ văn và Môi Trường, (2011), Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, Nxb. Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
  9. Nguyễn Việt, (2006), Thiên tai tại Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh tổng hợp, Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế.
  10. World Bank, (2010), Weather the storm: Option for disaster risk financing in Vietnam, Washington, D.C, 143.
  11. Wang, Y., Zhong, C. S., Cui, W. H., & Lv, P., (2010), Flood inundation and disaster prediction based on DEM, Paper Presented at the Geoscience and Remote Sensing (IITA-grs), 2010 Second IITA International Conference on Geoscience and Remote Sensing.
  12. Zheng, T., & Wang, Y., (2006), Mapping flood extent using a simple DEM-Inundation model. The North Carolina Geographer, 15, 1–19.