QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS A. CUNN. EX BENTH) DÒNG CLT43
PDF

Từ khóa

in vitro
keo lá tràm
môi trường
nhân chồi

Tóm tắt

Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các môi trường thích hợp trong quá trình nuôi cấy, góp phần hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm dòng Ctl43. Các thí nghiệm sử dụng môi trường cơ bản MS (Murashige and Skoog) cải tiến có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho mỗi công thức. Kết quả cho thấy thời gian khử trùng đoạn thân thích hợp bằng HgCl2 0,1% là 7 phút. Môi trường phát sinh chồi tốt nhất là MS cải tiến có bổ sung 0,07 mg/L thidiazuron, số chồi đạt 3,5 chồi/mẫu. Môi trường có bổ sung 1,5 mg/L benzyl aminopurin và 0,4 mg/L a-naphthlene acetic acid cho hệ số nhân chồi cao nhất (2,25 lần), số chồi đạt 15,77 chồi/cụm, chồi phân lóng rõ ràng và sinh trưởng nhanh. Môi trường tạo rễ thích hợp là 1/2 MS cải tiến bổ sung thêm 20 g/L sucrose, 6 g/L agar, 0,1 g/L casein, 1 mg/L riboflavin, 2,0 mg/L indolbutylic acid và 1 g/L than hoạt tính, tỷ lệ ra rễ đạt 97,78%.

Từ khóa: in vitro, keo lá tràm, môi trường, nhân giống

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5352
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009), Quyết định công nhân giống cây trồng lâm nghiệp mới, số 2763/QĐ-BNN-LN.
  2. Doran, J. C., Turnbull, J. W., Martensz, P. N., Thompson, L. A. J., và Hall, N. (1997), Australian Trees and Shrubs: Species for Land Rehabilitation and Farm Planting in the Tropics. 2nd Edition, J. C. Doran, & J. W. Turnbull (Eds.). Canberra, Australia. Australian Centre for International Agriculture Research, 136–137.
  3. Triệu Thị Thu Hà, Cấn Thị Lan, Đồng Thị Ưng (2015), Nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 4, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 3508–3515.
  4. Phí Hồng Hải, Văn Thu Huyền (2016), Nhân giống in vitro các gia đình ưu việt Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) phục vụ trồng rừng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 3, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 4431–4440.
  5. Nguyễn Hoàng Lộc (2011), Nuôi cấy mô và tế bào thực vật – Các khái niệm và ứng dụng, Nxb. Đại học Huế.
  6. Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Lê Sơn, Nguyễn Thanh Hương (2003), Bước đầu nhân giống keo lá tràm bằng phương pháp nuôi cấy mô, Thông tin Khoa học Lâm nghiệp,Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4.
  7. Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương, Văn Thu Huyền (2009), Nuôi cấy mô một số giống keo lai mới chọn tạo, Tạp chí khoa học lâm nghiệp, Số 2, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 905–910.
  8. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  9. Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Ánh Hằng, Nguyễn Quang Thành, Đặng Thái Dương (2012), Nhân giống in vitro cây keo lá liềm (Acaciam crassicarpa A. Cunn. ex Benth), Tạp chí Công nghệ sinh học, 10(4A), 907–914.