Tóm tắt
Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao.
Tài liệu tham khảo
- Bùi Quang Toản, (1980), Quy hoạch và sử dụng đất trong quá trình tổ chức sản xuất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Luật Đất đai, (2013), Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, Nxb. Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội 2014.
- Nguyễn Đình Bồng, (1995), Đánh giá tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
- Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, (2007), giáo trình phân loại đất và xây dựng bản đồ đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Ngô Văn Lệ và Nguyễn Công Trường, (2016), Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong sử dụng tài nguyên động vật rừng, Science and Technology Development, 19(3).
- Nguyễn Đình Bộ, (2010), Đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Lê Hồng Sơn, (1995), Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, Hội thảo Quốc gia đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Dương Thành Nam, (2011), Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường ÐH Nông nghiệp, Hà Nội.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2005), Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giải pháp xoá đói nghèo và bảo vệ môi trường, Thông tin khoa học – công nghệ – kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), số 1/2005.
- Phân Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, (2001), Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 273, 21–29.
- FAO, (2007), International Conference on Organic Agriculture and Food Security, Rome.
- UBND tỉnh Quảng Nam (2018), Báo cáo kinh tế xã hội giai đoạn 2015–2018 và định hướng đến năm 2020, Trích từ http://www.quangnam.gov.vn/default.aspx.
- UBND huyện Đông Giang, (2017), Niên giám thống kê năm 2017.
- UBND huyện Đông Giang, (2018), Báo cáo kinh tế – xã hội năm 2018.