Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả đánh giá sự phù hợp, sinh trưởng và phát triển của các loài cây trồng bản địa trên các dạng lập địa khác nhau tại tỉnh Quảng Bình. Kết quả phân tích tại các ô theo dõi đo đếm và bố trí thí nghiệm trên các loài Lim xanh (Erythrophleum fordi Oliv), Trám trắng (Canarium album Raeusch) và Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) từ năm một đến năm sáu cho thấy tỷ lệ sống của các loài là khá cao. Lượng tăng trưởng bình quân tới tuổi sáu về đường kính của các loài cây dao động từ 1,46 đến 1,95 cm/năm. Biện pháp xử lý thực bì có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng chiều cao và đường kính ngang ngực của các loài. Công thức xử lý thực bì phù hợp là xử lý thực bì theo băng. Các dạng lập địa khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (2019), Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018.
- Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (2016), Báo cáo kết quả điều tra lập địa, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng 2010–2016, hợp phần KfW, 120 tr.
- Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 116 tr.
- Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 203 tr.
- Nguyễn Văn Khánh (1996), Nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
- Phạm Xuân Hoàn, Bùi Thế Đồi, Phạm Văn Điển (2011), Kỹ thuật lâm sinh nâng cao, Giáo trình đại học lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 152 tr.
- Trần Quốc Hoàn (2014), Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước, Luận án tiến sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội.
- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2002), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.