ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG TRỒNG KEO Ở MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Sinh kế
dân tộc thiểu số
thu nhập
trồng keo
miền núi

Tóm tắt

Tóm tắt: Đa dạng hoạt động sinh kế giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ đa dạng sinh kế, xác định xu hướng đa dạng hóa sinh kế và thay đổi thu nhập của các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm của các nông hộ vùng trồng keo ở miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã phỏng vấn 30 người am hiểu và 180 hộ ở vùng miền núi thông qua kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có phân loại. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu. Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai. Kết quả cho thấy, từ 2011 đến 2018, xu hướng đa dạng sinh kế của nông hộ là không tăng số hoạt động sinh kế mà thay hoạt động sinh kế này bằng hoạt động sinh kế khác và thay đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế. Thay đổi này dẫn đến thay đổi trong thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Cơ cấu thu nhập của hộ thay đổi tăng, giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm tăng tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người của hộ, nhưng mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ khác nhau về dân tộc và trồng keo. Có sự khác biệt lớn về thu nhập giữa các hộ dân tộc Kinh và dân tộc Cơ Tu. Mức tăng thu nhập của nhóm hộ dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp.

Từ khóa: sinh kế, dân tộc thiểu số, thu nhập, trồng keo, miền núi, nông thôn mới

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5668
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Báo Lao Động & Xã hội online (2019), Nhìn lại ba năm thực hiện Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững ở Bến Tre, Truy cập ngày 15/12/2019, Link: http://laodongxahoi.net/nhin-lai-ba-nam-thuc-hien-de-an-phat-trien-da-dang-sinh-ke-thoat-ngheo-ben-vung-o-ben-tre-1314040.html.
  2. Bùi Phước Chương (2011), Báo cáo nghiên cứu chuỗi giá trị gỗ keo các các xã vùng trung du huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tài liệu dự án IUCN năm 2011.
  3. Carter M (1997), Environment, Technology, and the social Articulation of Risk in West African Agriculture, Economic Development and Cultural Change, 45(3), 557–591.
  4. DFID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets, Available at https://www.livelihoodscentre.org/documents/114097690/114438878/Sustainable+livelihoods+guidance+sheets.pdf/594e5ea6-99a9-2a4e-f288-cbb4ae4bea8b?t=1569512091877, Truy cập ngày 15/12/2019.
  5. DFID (2005), Agriculture Policy, An Interim Evaluation. Available at http://www.oecd.org/derec/unitedkingdom/39369539.pdf. Truy cập ngày 15/12/2019.
  6. Ellis, F. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries, Oxford University Press, New York.
  7. Ellis F. (2005), Small-Farms, Livelihood Diversification and Rural-Urban Transitions, Strategic Issue in Sub-Saharan Africa, Paper presented for the research workshop on―The Future of Small Farms‖ in Kent, UK.
  8. Hossain M., Bayes A. (2010), Rural Economy and Livelihoods: Insights From Bangladesh, A. H. Development Publishing House, Dhaka, Bangladesh.
  9. Marchetta, F. (2011), On the Move Livelihood Strategies in Northern Ghana, Post- Doctorante CNRS, Clermont Universit, Universit d’Auvergne, CNRS, UMR 6587, Centre d’Etudes et de Recherches sur le Developpement International (CERDI), F-63009 Clermont-Ferrand, France.
  10. Trần Lệ Thị Bích Hồng (2018), Ảnh hưởng của chính sách xoá đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.