ĐỘC LỰC VÀ ĐỘ MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA SPP. PHÂN LẬP TỪ BÊ SỮA BỊ TIÊU CHẢY TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG
PDF

Từ khóa

Salmonella
tiêu chảy
bê sữa
Đức Trọng
mẫn cảm kháng sinh

Tóm tắt

Vi khuẩn Salmonella có khả năng sản sinh nội độc tố mạnh và là nguyên nhân gây viêm ruột và bệnh tiêu chảy ở bò. Nghiên cứu đã phân lập được 38 chủng vi khuẩn Salmonella từ 74 mẫu phân bê sữa bị tiêu chảy. Kết quả PCR xác định gene độc tố của vi khuẩn Salmonella cho thấy 12 chủng vi khuẩn có gene mã hóa độc tố, 8 chủng dương tính với gene quy định độc tố đường ruột Stn (Salmonella enterotoxin) và 8 chủng vi khuẩn mang yếu tố xâm nhập InvA (Invasion A). Đặc biệt, 4 chủng vi khuẩn đồng thời mang cả yếu tố xâm nhập InvA và độc tố đường ruột Stn. 8/12 chủng vi khuẩn Salmonella có độc lực mạnh – giết chết toàn bộ chuột thí nghiệm trong 24–36 giờ. Vi khuẩn Salmonella mẫn cảm cao đối với gentamycin và enrofloxacin, mẫn cảm trung bình đối với amoxicillin, doxycycline và ceftiofur và kháng hoàn toàn đối với oxytetracyclin.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3D.5675
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Báo cáo hội thảo khoa học, Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 20–22.
  2. Vũ Thị Lê Na (2014), Vai trò của E. colivà Salmonellaspp. trong hội chứng tiêu chảy trên bê hướng sữa tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  3. Phạm Hồng Ngân (2008), Phân lập, xác định serotype và một số yếu tố gây bệnh của Salmonella từ bê dưới 6 tháng tuổi, Khoa học kỹ thuật Thú y, 15(2), 39–44.
  4. Nguyễn Văn Quang (2004), Vai trò của Salmonella và E. coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê ở các tỉnh Nam Trung Bộ và bước đầu chế tạo thử kháng thể phòng trị bệnh, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện thú y Hà Nội.
  5. Nguyễn Văn Sửu (2005), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghédưới 6 thángtuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli, Salmonella và Clostridium perfringens phân lập được, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
  6. Võ Thanh Thìn, Lê Đình Hải và Đặng Văn Tuấn (2009), Phân tích một số yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập từ bê dưới 6 tháng tuổi mắc bệnh tiêu chảy tại Nam trung bộ và Tây Nguyên, Khoa học kỹ thuật Thú y, 16(2), 32–36.
  7. Nguyễn Quang Tuyên (1996), Nghiên cứu đặc tính của một số chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé và biện pháp phòng trị, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện thú y Hà Nội.
  8. Anwarullah M., Khan J. A., Khan M. S., Ashraf K.and Avais M. (2014), Prevalence of Salmonella and Escherichia coli associated with diarrhea in buffalo and cow calves, Buffalo Bulletin, 33(3), 332–336.
  9. Cho Y. and Yoon K. J. (2014), An overview of calf diarrhea-infectious etiology, diagnosis and intervention, J. Vet Sci, 15(1), 1–17.
  10. Makino S., Kurazono H., Chongsanguam M., Hayashi H., Cheun H., Suzuki S. and Shirahata T. (1999), Establishment of the PCR system specific to Salmonella spp. and its application for the inspection of food and fecal samples, J. Vet. Med. Sci., 61(11), 1245–1247.
  11. Swamy S. C., Barnhard H. M., Lee H. D., Dresen D. W. (1996), Virulence determinant invA and spvC in salmonella isolated from poultry product, waste water, and human sources, App. Environ. Microbiol; 62, 3768–3771.