NHÂN CHỒI IN VITRO LAN THIÊN NGA ĐEN (FREDCLAKEARA AFTER DARK)
PDF

Từ khóa

chóp rễ
lan Thiên nga đen
lát cắt giả hành
nhân chồi
tái sinh chồi Fredclakeara After Dark
pseudobulb slice
shoot multiplication
shoot regeneration

Tóm tắt

Lan thiên nga đen (Fredclakeara After Dark) là một loài lan nhân tạo có hoa màu đen. Nhân giống in vitro Fdk. After Dark góp phần tạo ra cây giống số lượng lớn, mang đặc điểm giống cây mẹ. Bài báo này trình bày kết quả bước đầu nhân giống in vitro lan thiên nga đen từ giả hành và rễ cây tự nhiên một năm tuổi. Kết quả cho thấy khử trùng đạt hiệu quả cao với 1% NaClO trong 5 phút ở lần 1 và 7 phút ở lần 2 cho tỉ lệ mẫu chóp rễ sống không nhiễm cao nhất (47,30%). Trong khi khử trùng giả hành bằng 1% NaClO trong 15 phút ở lần 1 và 10 phút ở lần 2 cho tỉ lệ mẫu lát cắt giả hành sống không nhiễm cao nhất (55,88%). Sau bốn tuần nuôi cấy, môi trường ½ MS bổ sung 0,6 mg/L BAP thích hợp nhất cho khả năng tạo chồi từ chóp rễ với tỷ lệ mẫu tái sinh đạt 42,31% sau 18,55 ngày. Môi trường ½ MS bổ sung 0,4 mg/L BAP thích hợp nhất, cho kết quả giả hành tái sinh đạt 60,87% sau 18 ngày. Số chồi cao nhất đạt được trên môi trường ½ MS bổ sung 0,4 mg/L BAP là 2,15 sau 16 tuần nuôi cấy. Môi trường này kích thích sự hình thành và phát triển rễ với 3,95 rễ/mẫu; rễ dài 2,96 cm.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3B.6003
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Baker A., Kaviani B., Nematzadeh G., Negahdar N. (2014), Micropropagation of orchids Catasetum – a rare and endangered orchid, Acta Scientiarum Polonorum: Hortorum Cultus, 13(2), 197–205.
  2. Carrasco S. R., Martínez D. M., García R. A. M. (2007), Cultivo de protocormos de Mormodes maculata var. unicolor L. O. Williams (orchidaceae), Foresta Veracruzana, 9(1), 55–59.
  3. Chugh S., Guha S., Rao I. U. (2009), Micropropagation of orchids: A review on the potential of different explants. Scientia Horticulturae, 122(4), 507–520.
  4. Clarke F. (2009), Plant Archive – Sunset Valley Orchids Cycnoches and Catasetum Hybrids. http://sunsetvalleyorchids.com/htm/archive_catasetinae100623.html.
  5. Colli S., Kerbauy G. B. (1993), Direct root tip conversion of Catasetum into protocorm-like bodies. Effects of auxin and cytokinin. Plant Cell Tissue and Organ Culture, 33(1), 39–44.
  6. Ferreira W. D. M., Oliveira S. P. D., Suzuki R. M., Silva, K. L. F., Soares Júnior J. W. P. (2018), Germination, growth and morpho-anatomical development of Catasetum macrocarpum (Orchidaceae) in vitro. Rodriguesia, 69(4), 2137–2151.
  7. Hölters J., Zimmer K. (1990), Shoot regeneration from root tips of orchids in vitro III, Model plant Mormodes histrio Linden et. Rchb f. Gartenbauwissenschaft, 5(5), 201–205.
  8. Kerbauy G., Estelita M. E. M. (1996), Formation of protocorm-like bodies from sliced root apexes of Clowesia warscewiczii, Revista Brasileira de Fisiologia Vegetal, 8(2), 157–159.
  9. Miranda D. P., Vieira A., Karsburg I. V. (2014), Crescimento in vitro de Catasetum x apolloi BENELLI & GRADE (ORCHIDACEAE) em meio de cultura com adição de licor pirolenhoso de teca (Tectona grandis), Enciclopédia biosfera, Goiânia 10(18), 1140–1148.
  10. Mohamadi E., Chalavi V., Moradi H. (2019), Effect of explants type, light and polysaccharides on micropropagation of Catasetum orchid (Catasetum fimbriatum, L.), Journal of Plant Process and Function Iranin Society Of Plant Physiology, 8(30), 171–184.
  11. Morales S., Milaneze M. A. G., Machado M. d. F. P. S. (2006), Effect of Activated Charcoal for Seedlings Development of Catasetum fimbriatum Lindl (Orchidaceae), Journal of Plant Sciences, 1(4), 388–391.
  12. Murashige T., Skoog F. (1962), A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures, Physiologia Plantarum, 15(3), 473–497.
  13. Valle Rego-Oliveira L., de-Faria R. T. (2005), In vitro propagation of Brazilian orchids using traditional culture media and commercial fertilizers formulations, Acta Scientiarum Agronomy, 27(1), 1–4.