ẢNH HƯỞNG CỦA MÀNG BAO ALGINAT ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ NÉM (Allium schoenoprasum L.) TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
PDF

Từ khóa

Aliginat
chất khô hòa tan
củ ném
hao hụt khối lượng
màng bao Alginate
chives bulb
coating
weight loss

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ alginat đến chất lượng của củ ném (Allium schoenoprasum) trong quá trình bảo quản so với điều kiện bảo quản thông thường. Thí nghiệm tiến hành với nguyên liệu củ ném thu hoạch sau bảy tháng kể từ ngày gieo hạt. Củ ném được xử lý bằng cách bọc bằng alginat với các nồng độ 0, 1, 2 và 3%, bảo quản trong cát ở 27–29 °C và độ ẩm 65–68% trong 100 ngày. Kết quả cho thấy alginat có tác dụng rõ rệt trong việc giảm hao hụt khối lượng và hiện tượng tách vỏ. Ở nồng độ 3%, hao hụt khối lượng là thấp nhất (15,98%); hàm lượng tinh dầu còn lại sau bảo quản là 0,20%; tỉ lệ nhiễm mốc là 3,17% sau ba tháng bảo quản. Sau thời gian bảo quản, vỏ ném không bị bong ra và củ ném vẫn còn chắc. Hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong tinh dầu củ ném bọc bằng alginat 3% có hàm lượng 0,153%. Củ ném sau khi bảo quản có tỉ lệ hạt nảy mầm đạt 100% nên có thể được sử dụng để làm giống cho vụ sau.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3B.6076
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Lăng Thị Vân Anh (2010), Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây hành tăm, Luận văn thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y dược Hà Nội.
  2. Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Kim Uyên, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Lê Đại Vương (2019), Khả năng kháng nấm Aspergillus niger N2 trên hành tăm sau thu hoạch của nanochitosan được tạo ra bằng phương pháp gel ionic kết hợp sóng siêu âm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp, 3(2), 1349–1358.
  3. TCVN 8548 : 2011: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548 : 2011 về hạt giống cây trồng – phương pháp kiểm nghiệm.
  4. TCVN 9016 : 2011: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9016 : 2011 về rau tươi – phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất.
  5. TCVN 9678 : 2013: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9678 : 2013 về Tỏi khô – Xác định các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ dễ bay hơi.
  6. Hoàng Kim Toản, Tạ Sáu, Trần Đăng Hòa, Trần Thị Thu Giang, Nguyễn Đình Thi (2017), Đánh giá thực trạng sản xuất hành tăm (Allium schoenoprasum) trên các vùng đất cát ven biển từ năm 2010 đến 2014 tại Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 126(3C), 121–131.
  7. Ali, A., Maqbool, M., Ramachandran, S., Alderson, P.G. (2010), Gum arabic as a novel edible coating for enhancing shelf-life and improving postharvest quality of tomato (Solanum lycopersicumL.) fruit, Postharvest Biology and Technology, 58, 42–47.
  8. Aloui H., Khwaldia K., Gonza´lez L. S., Muneret L., Jeandel C., Hamdi M., Desobry S. (2014), Alginate coatings containing grapefruit essential oil or grapefruit seed extract for grapes preservation, International Journal of Food Science and Technology, 49, 952–959.
  9. AOAC (Association of Official Analytical Chemists) (1994), Official methods of analysis, 16th edn, Virginia, USA.
  10. Barker L. R. (2002), Postharvest technical training handbook, Industries Queensland Department of primary intrustries, Australia.
  11. Chiabrando V., Giacalone G. (2016), Effect of chitosan and sodium alginate edible coatings on the postharvest quality of fresh-cut nectarines during storage, Fruits, 71(2), 79–85.
  12. Chiabrando V., Giacalone G. (2015), Effects of alginate edible coating on quality and antioxidant properties in sweet cherry during postharvest storage, Ital. J. Food Sci., 27, 173–180.
  13. Chiumarelli M., Ferrari C. C., Saranto´poulos C. I. G. L., Hubinger M. D. (2011), Fresh cut ‘Tommy Atkins’ mango pre-treated with citric acid and coated with cassava (Manihot esculenta Crantz) starch or sodium alginate, Innovative Food Science and Emerging Technologies, 12, 381–387.
  14. Díaz A. B., Vera J. R., Fermín L. R., Méndez A. M., Zambrano R. A., Contreras L. R. (2011), Composition of the essential oil of leaves and roots of Allium schoenoprasum L. (Alliaceae), Boletín Latinoamericano y del Caribe de Plantas Medicinales y Aromáticas, 10(3), 218–222.
  15. Díaz-Mula H. M., Serrano M., Valero D. (2012), Alginate coatings preserve fruit quality and bioactive compounds during storage of sweet cherry fruit, Food Bioprocess Technology, 5, 2990–2997.
  16. Fan Y., Xu Y., Wang D., Zhang L., Sun J., Sun L., Zhang B. (2009), Effect of alginate coating combined with yeast antagonist on strawberry (Fragaria9ananassa) preservation quality, Postharvest Biology and Technology, 53, 84–90.
  17. Hershko V., Nussinovitch A. (1998), Physical properties of alginate-coated onion (Mium cepa) skin, Food Hydrocolloids, 12, 195–202.
  18. Mnayer D., Tixier A. S. F., Petitcolas E., Hamieh T., Nehme N., Ferrant C., Fernandez X., Chemat F. (2014), Chemical Composition, Antibacterial and Antioxidant Activities of Six Essentials Oils from the Alliaceae Family, Molecules, 19, 20034–20053.
  19. Parreidt T. S., Müller K., Schmid M. (2018), Review: Alginate-Based Edible Films and Coatings for Food Packaging Applications, Foods, 7, 170, 1–38.
  20. Rao T. V. R., Baraiya N. S., Vyas P. B., Patel D. M. (2016), Composite coating of alginate-olive oil enriched with antioxidants enhances postharvest quality and shelf life of Ber fruit (Ziziphus mauritianaLamk. Var. Gola), J Food Sci Technol, 53(1), 748–756.
  21. Sachan Nikhil K., Pushkar Seema, Jha Antesh, Bhattcharya A. (2009), Sodium alginate: the wonder polymer for controlled drug delivery, Journal of Pharmacy Research, 8, 1191–1199.
  22. Singh V., Chauhan G., Krishan P., Shri R. (2018), REVIEW: Allium schoenoprasumL.: a review of phytochemistry, pharmacology and future directions, Natural product research, 32(18), 2202–2216.
  23. Soliman E., El-Moghazy A. Y., Eldin M. S. M., Massoud M. A. (2013), Microencapsulation of Essential Oils within Alginate: Formulation and in Vitro Evaluation of Antifungal Activity, Journal of Encapsulation and Adsorption Sciences, 3(1), 48–55.
  24. Štajner D, Popović BM, Ćalić-Dragosavac D, Malenčić D, Zdravković-Korać S. (2011), Comparative study on allium schoenoprasum cultivated plant and Allium schoenoprasumtissue culture organs antioxidant status, Phytother Res, 25, 1618–1622.
  25. Wissam Zam (2019), Effect of Alginate and Chitosan Edible Coating Enriched with Olive Leaves Extract on the Shelf Life of Sweet Cherries (Prunus avium L.), Journal of Food Quality, 2–7.