ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ BỔ SUNG CHỦNG NẤM MEN NML04 VÀ NML02 PHÂN LẬP TỪ BÁNH MEN LÁ “BA NANG” ĐẾN KHẢ NĂNG LÊN MEN VÀ CHẤT LƯỢNG RƯỢU THÀNH PHẨM
PDF

Từ khóa

Bánh men lá
chất lượng rượu
Ba Nang
NML02
NML04 yeast starter
rice wine quality
Ba Nang
NML02
NML04

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát khả năng lên men và chất lượng rượu thành phẩm khi bổ sung hai chủng nấm men NML02 và NML04 được phân lập, tuyển chọn từ bánh men lá truyền thống “Ba Nang” của người đồng bào Vân Kiều ở bản Đá Bàn, xã Ba Nang, huyện Dakrong, tỉnh Quảng Trị. Kết quả cho thấy khi bổ sung 0,2 g chủng nấm men NML04 và 0,2 g chủng nấm men NML02  vào 1 kg gạo ở giai đoạn lên men lỏng (tại 25 °C và sau 9 ngày lên men) cho kết quả rượu thành phẩm với chất lượng cảm quan cao hơn so với mẫu đối chứng ở tất cả các chỉ tiêu về màu sắc, độ trong và mùi, vị. Tất cả các mẫu đều không chứa methanol. Hàm lượng aldehyde và furfurol trong mẫu rượu thành phẩm từ thí nghiệm thu được là 86,25 và 0,86 mg·L–1 etanol 100%, thấp hơn so với mẫu đối chứng. Chất lượng rượu thu được phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ bổ sung nấm men.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v131i3A.6331
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Das A. J., Deka S. C, Miyaji T. (2012), Methodology of rice beer preparation and various plant materials used in starter culture preparation by some tribal communities of North-East India: A survey, International Food Research Journal, 101–107.
  2. Vu Nguyen Thanh, Le Thuy Mai và Duong Anh Tuan (2008), Microbial diversity of traditional Vietnamese alcohol fermentation starters (banh men) as determined by PCR-mediated DGGE, International Journal of Food Microbiology, 128(2), 268–273.
  3. Nguyễn Đình Thành (2010), Cơ sở hóa học hữu cơ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  4. Nguyễn Minh Chơn, Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), Giáo trình thực tập hóa sinh, Trường Đại học Cần Thơ.
  5. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
  6. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 4589:1988, Đồ hộp - Phương pháp xác định hàm lượng acid tổng số và acid bay hơi.
  7. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 8009:2009, Rượu chưng cất - Xác định hàm lượng andehyt.
  8. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 8010:2009, Rượu chưng cất - Xác định hàm lượng methanol.
  9. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 7886:2009, Rượu chưng cất - Xác định hàm lượng FurFural.
  10. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 3217-79, Rượu - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm.
  11. Đỗ Tiến Thành (2011), Nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất rượu đặc sản từ nguyên liệu gạo, Luận văn thạc sỹ khoa học công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  12. Lê Ngọc Tú, Lê Doãn Diên, Phạm Quốc Thăng và La Văn Chứ (1977), Hóa sinh học công nghiệp, Nxb. Đại học và THCN, Hà Nội.
  13. Ngô Thị Phương Dung (2009), Sản xuất và ứng dụng men thuần trong lên men rượu nếp than, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 11, 392–403.
  14. Phan Thị Xuân (2010), Ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol, Bộ môn Hồi sức cấp cứu chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy.
  15. Nguyễn Minh Thảo (2004), Hóa học các hợp chất dị vòng, Nxb. Giáo Dục.
  16. Zeitsch, K.J. (2000), The Chemistry and Technology of Furfural and its Many By-Products, Elsevier Science B.V. 13.
  17. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 7043:2013, Rượu trắng.
  18. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật.