Tóm tắt
Ba mươi cá thể thỏ cái được phối ngẫu nhiên với thỏ đực New Zealand qua hai lứa đẻ để xác định năng suất sinh sản của chúng. Các cá thể thỏ cái được nuôi dưỡng chăm sóc trong điều kiện giống nhau. Kết quả cho thấy tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, số con sơ sinh còn sống 24 giờ, khối lượng sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng cai sữa và tăng khối lượng của thỏ con phụ thuộc vào nguồn giống (p < 0,05). Lứa đẻ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh trên lứa, số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ, khối lượng sơ sinh toàn lứa đẻ, số con cai sữa và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (p < 0,05). Tuổi đẻ lứa đầu, số con sinh ra trên lứa, khối lượng sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng cai sữa và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa lần lượt đạt 184,3–208,6 ngày tuổi, 5,9–6,8 con/lứa đẻ, 46,3–56,3 g/con, 5,6–6,6 con/lứa, 398,5–506,6 g/con và 97,0–97,8%. Thỏ lai (New Zealand × Địa phương) phù hợp với mô hình chăn nuôi nông hộ tại Thừa Thiên Huế.
Tài liệu tham khảo
- Lê Thị Thúy (2019), Thỏ: Vật nuôi tiềm năng, http://nhachannuoi.vn/tho-vat-nuoi-tiem-nang.
- Hoàng Văn Tiệu (2006), Những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 1, Viện chăn nuôi quốc gia, 1–5.
- Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2008), Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ, Nxb. Nông Nghiệp Hà Nội, 103–108.
- Lê Thị Lan Phương, Lê Đức Ngoan (2008), Nghiên cứu sử dụng một số cây thức ăn nuôi thỏ tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 12, 62–67.
- International Rabbit Reproduction Group (2005), Recommendations and guidelines for applied reproduction trials with rabbit does, World rabbit science, 13, 147–164.
- Kova´cs M., Bo´nai A., Szendro Zs., Milisits G., Luka´cs H., Szabo´-Fodor J., Tornyos G., Matics Zs., Kova´cs F. and Horn P. (2012), Effect of different weaning ages (21, 28 or 35 days) on production, growth and certain parameters of the digestive tract in rabbits, Animal, 6(6), 894–901.
- TCVN 9714 (2013), Thỏ giống - yêu cầu kỹ thuật, Tiêu chuẩn quốc gia.
- Nguyễn Văn Thu (2003), Giáo trình chăn nuôi thỏ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, 7–22.
- Nguyễn Thị Kim Đông (2009), Ảnh hưởng của các mức độ đạm lên năng suất sinh sản của thỏ lai, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 287–294.
- Viện Chăn Nuôi (2021), Những thành tựu qua 20 năm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi thỏ, Tin KHCN, http://vcn.mard.gov.vn/nhung-thanh-tuu-qua-20-nam-nghien-cuu-va-phat-trien-chan-nuoi-tho_n58220_g773.
- Nguyễn Thị Xuân Linh (2008), Ảnh hưởng của rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần cơ bản cỏ lông tây (Brachiaria mutica) trên năng suất thịt và sinh sản của thỏ lai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn cao học ngành Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- Trương Thanh Trung (2006), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đạm thô lên năng suất thỏ lai sinh sản, luận văn tốt nghiệp kĩ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- Nguyễn Thị Vĩnh Châu (2008), Nghiên cứu việc sử dụng cúc dại trong khẩu phần làm nguồn thức ăn cho thỏ ở giai đoạn tăng trưởng và sinh sản, Luận văn cao học ngành Chăn Nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- Andréia Fróes Galuci Oliveira1, Cláudio Scapinello1, Meiby Carneiro de Paula Leite2, Ana Carolina Monteiro Motta1, Josianny Limeira Figueira1, Fernanda Catelan1, Marciana Retore (2011), Evaluation of the reproductive performance of rabbits does fed a halfsimplified diet based on cassava byproducts, Revista Brasileira de Zootecnia, 40, 11(40), 2456–2461.
- Phùng Thị Thúy Liễu (2020), Ảnh hưởng của mức độ đạm thô trong khẩu phần cỏ lông tây, rau lang và thức ăn hổn hợp lên sự sinh sản của thỏ lai, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tiền Giang, 7.