TÍNH CHẤT ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Chất hữu cơ
loại hình sử dụng đất
nông nghiệp
tính chất đất
huyện A Lưới moderate
crop growth
agricultural
soil properties
A Luoi district

Tóm tắt

Tính chất đất chịu sự tác động của các yếu tố hình thành và là một trong những yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chúng tôi nghiên cứu tính chất đất nhằm bố trí hợp lý cây trồng và phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp ở huyện A Lưới. 75 mẫu đất từ các loại hình sử dụng đất khác nhau được phân tích tính chất vật lý, hóa học và khoáng sét. Kết quả cho thấy đất chủ yếu là đất thịt và thịt nặng và tỷ trọng lớn hơn 2,7 g·cm–3. Đất có phản ứng ít chua đến rất chua, pH dao động từ 3,77 đến 5,66. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số ở mức trung bình và nghèo; lân tổng số từ trung bình đến khá; kali từ nghèo đến giàu; hàm lượng Al3+ và ion H+ trong đất cao. Thành phần khoáng sét trong đất chủ yếu là kaolinite, mica và vermiculite. Kết quả xử lý thống kê cho thấy biến động tính chất vật lý và tính chất hóa học có khoảng tin cậy từ ±0,01 đến ±0,25 và giá trị a ≤ 0,05. Nhìn chung, theo FAO thì tính chất đất ở huyện A Lưới thích hợp ở mức trung bình với các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và cần tăng cường biện pháp cải tạo đất.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v131i3B.6602
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thế Đặng, Hà Xuân Minh, Nguyễn Thế Hùng, Dương Thị Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Nông, Phạm Thị Thu Hằng (2011), Giáo trình Đất và dinh dưỡng cây trồng, Nxb. Nông nghiệp, 252.
  2. Trần Văn Chỉnh, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Hữu Thành, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, Hoàng Văn Mùa (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nxb. Nông nghiệp, 365.
  3. Huỳnh Văn Chương (2011), Giáo trình Đánh giá đất, Nxb. Nông nghiệp, 150.
  4. Nguyễn Phúc Khoa, Nguyễn Hữu Ngữ (2015), Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất có triển vọng ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Sơn và Hương Phú, Tạo chí Khoa học Đại học Huế, Khoa học Trái đất và Môi trường, 112(13), 107–116.
  5. Lê Đình Huy, Lê Thanh Bồn, Trần Thị Kiều My (2015), Khảo sát tình trạng lân dễ tiêu trong đất xám Ferralit trên phiến thạch sét của một số hệ thống canh tác chính trên địa bàn huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 112(13), 81–93.
  6. Lê Đình Huy, Lê Thanh Bồn, Trần Thị Kiều My (2015), Nghiên cứu thực trạng suy thoái đất trồng cây công nghiệp trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 112(13), 67–79.
  7. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Quyết định số 32/2016 QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp.
  8. Malla, P. B. (2002), Vermiculites, In: Dixon, J. B., Schulze, D. G. (Eds.), Soil Mineralogy with Environmental Applications, Book Series No. 7, Soil Science Society of America, Madison, WI, 501–529.
  9. Thompson, M. L. and Ukrainczyk, L. (2002), Chapter 14: Micas, In Dixon, J. B and Schulze, D. G (eds), Soil Mineralogy with Environment Application, 431–466, Soil Science of America, Inc. Madison, Wisconsin, USA.
  10. Nguyễn Văn Trang, Cát Nguyên Hùng, Đặng Văn Đào, Đỗ Hữu Ngát, Nguyễn Đức Thắng (1995), Bản đồ địa chất Hướng Hoá – Huế – Đà Nẵng, Cục địa chất Việt Nam.
  11. Pham Gia Tung, Nguyen Trong Hung, Martin Pappas (2018), Assessment of soil quality indicators under different agricultural land uses and topographic aspects in Central Vietnam, International Soil and Water Conservation Research, 6(4), 280–288.
  12. White, G. N. and Dixon, J. B. (2002), Chapter 12: Kaolinite-Serpentine Minerals, In: Dixon, J. B. and Schulze, D. G. (eds.) Soil Mineralogy with Environment Applications, 389–414, Soil Science Society of America, Inc. Madison, Wisconsin, USA.