Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của nghề lưới kéo và lưới rê ở vùng biển tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2020 và 2021 thông qua phỏng vấn trực tiếp 170 hộ khai thác thủy sản ở Bến Tre (85 hộ lưới kéo và 85 hộ lưới rê). Kết quả cho thấy sản lượng bình quân của mỗi chuyến biển với lưới kéo (D6 đến dưới 12 m) là thấp nhất (116,8 kg/chuyến) và lưới rê (D12 đến dưới 15 m) là cao nhất (542,9 kg/chuyến). Nghề lưới kéo có lợi nhuận dao động từ 3,6 đến 15,5 triệu đồng/chuyến tương ứng với tỉ suất lợi nhuận 1 đến 1,6 lần. Trong khi đó, nghề lưới rê có lợi nhuận dao động từ 4,1 đến 15,5 triệu đồng/chuyến và tỉ suất lợi nhuận là 1,4 đến 1,8 lần. Ba yếu tố ảnh hưởng thuận lên lợi nhuận từ hoạt động khai thác thủy sản gồm (1) lao động trên tàu (người/tàu); (2) D1 - lưới kéo có chiều dài tàu từ 6 đến dưới 12 m và (3) D2 - lưới kéo có chiều dài từ 12 đến dưới 15 m.
Tài liệu tham khảo
- Cục Thống kê tỉnh Bến Tre (2019), Số liệu thống kê tỉnh Bến Tre năm 2019, Niên giám Thống kê cơ sở dữ liệu Kinh tế – xã hội tỉnh Bến Tre.
- Huỳnh Văn Hiền, Đặng Thị Phượng và Trần Đắc Định (2019), Khía cạnh kinh tế-xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 8(105), 122–134.
- Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền, Mai Viết Văn, Trần Đắc Định và Naoki Tojo (2018a), Đánh giá hoạt động khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(7B), 102–109.
- Trần Đắc Định (2021), Đánh giá và đề xuất quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ dọc cửa sông Cửu Long, Đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2014–2019, Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.
- Cao Văn Hùng, Nguyễn Phước Triệu, Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Xuân Toản (2021), Báo cáo chuyên đề hiện trạng nghề cá thương phẩm và quản lý nghề cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam, 28 trang.
- Hoàng Văn Tính và Phan Nhật Thanh (2014), Kết quả nghiên cứu về thực trạng khai thác cá biển tỉnh Bến Tre, Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản Đại học Nha Trang, 2, 62–66.
- Võ Thị Thanh Lộc và Huỳnh Hữu Thọ (2016), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu: Ứng dụng trong lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, Lần xuất bản thứ 2, Nxb. Đại học Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ.
- Nghị định 26/2019/NĐ-CP Ngày 08 tháng 3 năm 2019, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản.
- Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Nguyễn Thanh Long, Trần Đắc Định và Mai Viết Văn (2018b), Hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo đơn ven bờ ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 11(96), 121–125.
- Võ Văn Nhịn và Trần Đắc Định (2021), Hiện trạng khai thác thủy sản vùng cửa sông ven biển tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 57, 74–79.
- Mai Viết Văn và Lê Thị Huyền Trân (2018), Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo và lươi rê (tàu <90 CV) ở tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(9B), 110–116.
- Nguyễn Thanh Long (2016), Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ ở tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 45b, 112–118.
- Long N. T, Hien H. V, Phuong D. T & Van M. V. (2021), Small-scale Trawl and Gillnet Fisheries in the Vietnamese Mekong Delta, Egyptian Journal of Aquatic Biology & Fisheries Zoology Department, Faculty of Science, Ain Shams University, Cairo, Egypt, 25(4), 1003–1015.
- Huỳnh Văn Hiền, Trần Đắc Định, Nguyễn Duy Cần và Đặng Thị Phượng (2017), Phân tích sinh kế của hộ khai thác lưới rê ven bờ (loại tàu có công suất <90 CV) ở huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Khoa học quản lý và kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, 2 (tháng 3/2017), 81–90.