Tóm tắt
Chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp và phỏng vấn ngẫu nhiên 150 hộ dân để điều tra về thực trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và thăm dò ý kiến của người dân về việc thực hiện xây dựng lò hỏa táng, các khu hỏa táng, các khu nghĩa trang và nghĩa địa tập trung. Kết quả cho thấy đất nghĩa trang, nghĩa địa nằm rải rác tại các xã, phường của thành phố với diện tích 406,1 ha, chiếm 4,3% diện tích đất tự nhiên. Tình trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa xen lẫn trong các loại hình sử dụng đất khác là khá phổ biến. Nhiều khu chôn cất hiện nằm gần khu dân cư. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hợp lý đối với loại đất này tại địa bàn.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Tài nguyên môi trường (2021), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai 2019 toàn quốc.
- Vũ Thị Ngọc Hiền (2010), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bùi Thị Hồng Quyên (2019), Pháp luật về đất nghĩa trang, nghĩa địa và thực tiễn thi hành tại tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm Phương Nhung (2016), Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại Thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
- UBND thành phố Tam Kỳ (2020), Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2020.
- UBND thành phố Tam Kỳ (2020), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.