ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI KỲ THU CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TỶ LỆ PHÂN GIẢI Ở DẠ CỎ BÒ CỦA CÂY NGÔ HQ2000 TRỒNG TRÊN VÙNG CÁT PHA Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

ngô HQ2000
chất khô
vùng cát pha
tỷ lệ phân giải dạ cỏ
Thừa Thiên Huế HQ2000 maize
dry biomass
sandy soil
in sacco degradability
Thua Thien Hue

Tóm tắt

Nghiên cứu này gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1 xác định năng suất và thành phần hoá học của ngô cắt lúc chín sữa (CSU), chín sáp (CSA) và răng ngựa (RNG). Kết quả cho thấy năng suất cao nhất lúc chín sữa và hàm lượng chất khô có xu hướng tăng, nhưng protein thô, xơ không hoà tan trong chất tẩy trung tính và xơ không hoà tan trong chất tẩy axit có xu hướng giảm khi kéo dài thời gian thu cắt. Thí nghiệm 2 xác định tỷ lệ phân giải dạ cỏ của ngô cắt theo ba thời kỳ như thí nghiệm 1 trên bốn con bò đặt cannula dạ cỏ. Kết quả cho thấy tỷ lệ phân giải chất khô của ngô cắt ở các thời kỳ không sai khác có ý nghĩa thống kê, nhưng thời gian lên men ở dạ cỏ của ngô CSU ngắn hơn của ngô CSA và của ngô RNG. Tỷ lệ phân giải hữu hiệu ở các tốc độ thoát qua dạ cỏ khác nhau không khác giữa các thời điểm thu cắt. Giá trị năng lượng trao đổi của ngô RNG giống của ngô CSA và cao hơn của ngô CSU. Vì vậy, nên thu cắt ngô HQ2000 khi hạt vào kỳ chín sáp.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v131i3D.6688
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. FAOSTAT (2020), at https://www.fao.org/faostat/en/#data/QCL.
  2. Brar, N. S., Prahlad Singh, Anil Kumar, Balwinder Kumar and Sashipa (2016), Maize silage feeding vis-à-vis milk production in corss bred dairy cows in Tarn Taran District of Punjab, Progressive Research – An International Journal Volume, 11(2), 269–270.
  3. Li Ying Zheng, Yan Xu, Wu Zi Zhou, Yang ChunYan, Li Xiao Feng, He Ru Yu, Zhang Ping, Ebenezer, K. S., Zhou Yang, Zhang Lei, Rong Ting Zhao, He Jian Mei, Tang Qi Lin (2019), Forage maize type and growth stage effects on biomass yield and silage quality, Acta Prataculturae Sinica, 28(7), 82–91.
  4. Lê Quý Kha, Lê Quý Tường (2019), Ngô sinh khối – kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 150 trang.
  5. Ngô Hữu Tình (1997), Cây ngô, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 126 trang.
  6. Nguyễn Văn Tiến, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Thị Thuỷ, Hoàng Thị Ngân, Bùi Ngọc Hùng, Giang Vi Sal và Đoàn Đức Vũ (2021), Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp và phương pháp ủ chua thân cây ngô LVN-10 làm thức ăn cho gia súc, Tạp chí KHCN Chăn nuôi –Viện Chăn nuôi, 119(1/2021), 35–45.
  7. Nguyễn Hữu Để, Bùi Xuân Mạnh, Đinh Thị Hương (2021), Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ đến năng suất sinh khối của giống ngô sinh khối lai đơn MN-2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. https://vaas.vn/vi/ket-qua-nghien-cuu-khoa-hoc/anh-huong-cua-lieu-luong-phan-dam-va-mat-do-den-nang-suat-sinh-khoi-cua.
  8. Lê Thị Nghiêm, Nguyễn Phước Trung, Nguyễn Phương, Dương Thị Hoàng Vân, Phân Công Nhân, Võ Tú Hoà (2017a), Ảnh hưởng của giống, khoảng cách trồng đến năng suất ngô sinh khối trên vùng đất nhiễm phèn tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 5(78)/2017, 53–58.
  9. Lê Thị Nghiêm, Nguyễn Phước Trung, Nguyễn Phương, Dương Thị Hồng Diệu, Võ Hoàng Nhân (2017b), Ảnh hưởng của giống, khoảng cách trồng đến năng suất bắp sinh khối trên vùng đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học-Trường ĐH An Giang, 18(6), 28–36.
  10. Orskov, E.R., DeB Hovell, F.D. and Mould, F. (1980), The use of the nylon bag technique for the evaluation of feedstuffs, Trop. Anim. Prod., 5(3), 195–213.
  11. Danh Mô, Nguyễn Văn Thu (2009), Ứng dụng kỹ thuật tiêu hoá ở in vitro với dịch dạ cỏ làm dưỡng chất cho vi sinh vật để xác định sự tiêu hoá xơ trung tính (NDF), sự tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của bò lai Sind, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 3(121)(tập 2), 13–22.
  12. Kiyani Nahand, M., Salamat Doust-Nobar, R., Maheri-Sis, N., Bady-Sar, R., Mahmoudi, S. And Aali, A., (2011), Determing the nutritional value of apple tree leaves for ruminants using the Nylon Bag Technique, Intern. J. Of Anim. & Vet. Advances, 3(2), 87–90.
  13. Haile, E., Njonge, F.K., Asgedom, G. And Gicheha, M. (2017), Chemical composition and nutritive value of agro-industrial by-products in ruminant nutrition, Open J. Of Animal Sci., 7, 8–18. http://dx.doi.org/10.4236/ojas.2017.71002.
  14. Horst, E. H., López, S., Neumann, M., Giráldez, F. J. and Junior, V. H. B. (2020), Effects of Hybrid and Grain Maturity Stage on theRuminal Degradation and the Nutritive Value ofMaize Forage for Silage, Agriculture, 10(251), 1–17; http://doi:10.3390/agriculture10070251.
  15. Kilicalp, N., Hizli, H., Sumerli, M. And Avci, M. (2018), In situ rumen degradation characteristics of maize, sorghum and sorghum-sudan grass hybrids silages as afftected by stage of maturity, Iranian J. of Applied Anim. Sci., 8(2), 231–239.
  16. Tổng cục Thống kê (2020), Niên giám thống kê: Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu, tại: https://www.gso.gov.vn/don-vi-hanh-chinh-dat-dai-va-khi-hau/.
  17. Chen, X.B. (1996), An Excel Application Program for Processing Feed Degradability Data, User Manual, Rowett Research Institute, Buchsburn, Aberdeen, UK.
  18. Bhargava, P.K. and Orskov, E.R. (1987), Manual for the use of nylon bag technique in the evaluation of feedstuffs, Rowett Research Institute, Aberdin, Scottland.
  19. AOAC (1990), Official Method of Analysis, 13th Ed. Association of Official Analytical Chemists, Washington, D. C.
  20. Kiều Xuân Đàm, Nguyễn Quang Minh, Kiều Quang Luận (2020), Ảnh hưởng của liều lượng phân bón, mật độ gieo đến sinh trưởng và năng suất sinh khối của hai giống ngô CS71 và NK7328, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 4, 40–43.
  21. Madic, V., Bijelic, Z., Krnjaja, V., Simic, A., Petricevic, M., Micic, N. and Petrovic, V.C. (2018), Effect of harvesting time on forage yield and quality of maize, Biochechnol. in Anim. Husb., 34(3), 345–353.
  22. Crooks, R.K. and Kurle, J.E. (1988), Using the kernel milk line to determine when to harvest corn for silage, J. Prod. Agric., 1, 293–295.
  23. Horst, E.H., Bumbieris, Junior, V.H., Neumann, M., Lopez, Z. (2021), Effects of the harvest stage of maize hybrids on the chemical composition of plant fractions: An analysis of the different types of silage, Agriculture, 11(786), 1–14. https://doi.org/10.3390/agrciculture11080786.
  24. McDonald, I. (1981), A revised model for the estimation of protein degradability in the rumen, J. Agric. Sci. Camb., 96, 251–252.
  25. Orskov, E.R. and Shand, W. J. (1997), Use of the nylon bag technique for protein and energy evaluation and for rumen environment studies in ruminants, Livestock Research for Rural Development, 9(1) at http://www.lrrd.org/lrrd9/1/orskov.htm.