Tóm tắt
Chúng tôi nghiên cứu 29 dòng, giống lạc thu thập từ các vùng trong cả nước bằng phương pháp xác định mức độ héo và khả năng phục hồi trong điều kiện gây hạn nhân tạo ở thời kỳ ra hoa rộ và hình thành quả và chọn được 14 dòng, giống có khả năng chịu hạn tốt. Đồng thời, chúng tôi nghiên cứu khả năng sinh trưởng, tình hình sâu bệnh hại chính và năng suất của 29 dòng, giống nói trên trong vụ Xuân và Hè – Thu năm 2021 và chọn được 11 dòng, giống lạc có khả năng sinh trưởng tốt, mức độ nhiễm sâu cuốn lá và héo rũ mốc đen thấp và năng suất cao (hơn 25 tạ/ha). Mười bốn dòng, giống lạc được chọn lọc là nguồn vật liệu tốt thích ứng với điều kiện canh tác ở các tỉnh miền Trung.
Tài liệu tham khảo
- Shinde, B. and Laware, S. (2014), Screening of groundnut (Arachis hypogaea L.) varieties for drought tolerance through physiological indices, Journal of Environmental Research and Development, 9(2), 375.
- Tổng cục thống kê Việt Nam (2021), Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây hàng năm (https://www.gso.gov.vn/nong-lam-nghiep-va-thuy-san/), truy cập ngày 1/10/2022.
- FAO (2015), Climate change and food security: risks and responses, ISBN 978-92-5-108998-9.
- Vũ Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Tâm, Chu Hoàng Mậu (2013), Tạo dòng lạc chịu hạn bằng công nghệ tế bào thực vật, Tạp chí Sinh học, 35(3), 357–362.
- Phạm Thị Mai, Đồng Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn Quang, Phan Thanh Phương, Lê Thanh Nhuận, Nguyễn Xuân Thu, Phạm Văn Cường (2017), Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn trong điều kiện nhân tạo của một số dòng/giống lạc làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, 23(12), 21–25.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc (QCVN 01-57:2011/BNNPTNT).
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương (QCVN 01-168:2014/BNNPTNT).
- Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh (2005), Kết quả chọn tạo và phát triển giống đậu đỗ 1985–2005 và định hướng phát triển 2006–2010, Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2006–2010.
- Prasad, V. P. V., Staggenborg, S., Ristic, Z. (2008), Impacts of drought and/or heat stress on physiological, developmental, growth, and yield processes of crop plants. Response of crops to limited water: Understanding and modeling water stress effects on plant growth processes, Advances in Agricultural Systems Modeling Series 1, 11, 301–355.
- Chakraborty, K., Singh, A. L., Kuldeep, A., Goswami, K. N., Zala, P. V. (2015), Physiological responses of peanut (Arachis hypogaea L.) cultivars to water deficit stress: status of oxidative stress and antioxidant enzyme activities, Acta Botanica Croatica, 74, 123.
- Nguyễn Toàn Tài, Hồ Thị Nhung, Cao Thị Thu Dung, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thanh, và cs. (2016), Khai thác và phát triển nguồn gen giống lạc Sen, lạc Cúc và giống vừng đen Hương Sơn tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Báo cáo nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia.
- Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Văn Dân, Hoàng Tuyển Phương, Mai Trọng Thiên, Phạm Thị Xuân, Sái Ngọc Anh (2019), Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc chất lượng cao (Lạc đen) tại vùng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 11(108), 49–53.
- Trần Văn Minh, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Như Cương (2004), Kết quả nghiên cứu nhóm bệnh héo rũ hại lạc và một số biện pháp phòng trừ tại Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp phát triển nông thôn, Số 11/2004.
- Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Phạm Phú Thịnh, Ngô Thị Lam Giang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Thạch Sơn (2011), Nghiên cứu chọn tạo giống lạc có kích thước hạt lớn và năng suất cao, Báo cáo tổng kết đề tài Bộ Công thương, mã số đề tài: 199.RD/HĐ-KHCN.
- Hoàng Kim Toản, Trần Thị Thu Giang, Nguyễn Đình Thi, Cao Thế Cảnh (2015), Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn của tập đoàn giống lạc mới tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 100(1), 153–164.