THÁCH THỨC CỦA HỘ TRỒNG RỪNG TRONG CHUỖI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ SANG CHÂU ÂU KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (VPA/FLEGT)
PDF

Từ khóa

chuỗi cung ứng
chế biến gỗ
xuất khẩu gỗ sang Châu Âu
hộ trồng rừng
VPA/FLEGT Afforestation household
exporting timber to EU
timber processing
timber supply chain
VPA/FLEGT

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những thách thức của hộ trồng rừng khi tham gia vào các chuỗi chế biến và cung ứng gỗ xuất khẩu sang Châu Âu khi hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được thực thi. Chúng tôi khảo sát ba chuỗi chế biến và xuất khẩu gỗ của Công ty cổ phần Woodsland, công ty trách nhiệm hữu hạn Scansia Pacific, và công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Nafoco) kết hợp với việc khảo sát 280 hộ trồng rừng là những tác nhân trực tiếp cung cấp nguyên liệu gỗ cho các chuỗi sản xuất và xuất khẩu gỗ nói trên. Kết quả cho thấy rằng chất lượng gỗ và tính hợp pháp của gỗ khó đáp ứng yêu cầu của các tác nhân trong chuỗi cung ứng; tranh chấp lấn chiếm đất rừng, năng suất và sản lượng rừng trồng có xu thế giảm và tiếp cận hạn chế đối với các thông tin pháp lý liên quan đến VPA/FLEGT. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của hộ trồng rừng trong chuỗi chế biến và xuất khẩu gỗ.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v132i3D.7229
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. FAO (2021), Tài liệu truyền thông về VPA/FLEGT, Trung tâm Giáo dục và Phát triển, Hà Nội.
  2. Phạm Xuân Phương, Ngô Minh Hải, và Nguyễn Thị Kim (2021), Tài liệu tập huấn hiệp định VPA/FLEGT – Kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ và nhận dạng gỗ cho công chức kiểm lâm và hải quan, Tổ chức Traffic, Hà Nội.
  3. Pham Thu Thuy, Tang Thi Kim Hong, Dang Thi Thanh Nhan, Tran Ngoc My Hoa, Nguyen Thi Thuy Anh, Nguyen Thi Van Anh, Hoang Tuan Long, Dang Hai Phuong, Nguyen Nhat Quang (2021), Perceptions of wood-processing industries on FLEGT implementation: Insights from Vietnam, Forest Policy Economics, 123, 1–8.
  4. Jonathan Zeitlin and Christine Overdevest (2019), Experimentalist interactions: FLEGT and the transnational timber legality regime, Amsterdam Centre for European Studies Research Paper.
  5. Ramcilovic-Suominen, S., Gritten, D., & Saastamoinen, O. (2010), Concept of livelihood in the FLEGT voluntary partnership agreement and the expected impacts on the livelihood of forest communities in Ghana, International Forestry Review, 12(4), 361–369.
  6. McElwee, P. and Nghi, T. H. (2021), Assessing the social benefits of tree planting by smallholders in Vietnam: lessons for large-scale reforestation programs, Ecological Restoration, 39(1–2), 52–63.
  7. Đỗ Hải Yến và Nguyễn Tuấn Sơn (2019), Mô hình liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng FSC tại tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(10), 847–856.
  8. Nguyen, H. X. and Nguyen, A. T. (2021), Regional Linkages of Agroforestry Production Value Chain (Case Study in Kon and Ba River Basin), Vnu Journal of Economics and Business, 2021, 37(1).
  9. Nguyễn Vinh Quang, Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm Quang (2017), Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ, Vifores, Forest Trend, Hà Nội.
  10. Tô Xuân Phúc (2017), Liên kết trong chế biến ngành gỗ: Tăng cường cơ hội, giảm rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững, Forest Trend, Hà Nội.
  11. Trần Văn Hùng (2015), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, Phát triển và Hội nhập, 32(23), 66–72.
  12. Trần Thanh Cao và Huỳnh Thanh Nhã (2021), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sử dụng nguyên liệu gỗ keo (Acacia) vùng Nam Bộ, Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 57(4), 255–266.
  13. Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
  14. Van Nen, N. (2020), Factors affecting Vietnam's wooden furniture export into CPTPP countries, VNUHCM Journal of Economics, Business Law, 4(2), 696–704.
  15. Lê Thị Thế Bửu (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định, luận văn thạc sỹ ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
  16. Phạm Hồng Vích, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Phan Thiết (2020), Thực trạng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 1, 171–180.
  17. Verhaeghe, E. (2021), The (post) politicisation of timber trade: (Un) invited participation in the EU–Vietnam Voluntary Partnership Agreement, Forest Policy Economics, 129, 324–332.
  18. Tô Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung (2017), Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập, thực trạng và giải pháp chính sách, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam, Hà Nội.
  19. Tô Xuân Phúc, Đặng Việt Quang, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm (2016), Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam: Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ gia đình trồng rừng, VIFORES, Hà Nội.
  20. Ngô Ngọc Ân (2019), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế, Đại học Kinh tế – Luật.