Tóm tắt
Chúng tôi đánh giá khả năng phân hủy vỏ cây keo bằng năm chế phẩm sinh học (Chế phẩm EM, Chế phẩm Emuniv, Chế phẩm Emic, Chế phẩm vi sinh AT-YTB và Chế phẩm Sagi Bio) trong phòng thí nghiệm (45 °C, độ ẩm 60%, 1 g chế phẩm/1 kg vỏ keo) nhằm lựa chọn chế phẩm phù hợp để đưa vào quy trình ủ vỏ keo thành phân hữu cơ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, sáu công thức với ba lần nhắc lại. Các chỉ số được theo dõi ở thời điểm: trước ủ và ở ngày thứ 10, 20, 30 sau ủ. Kết quả cho thấy, sau 30 ngày ủ, hàm lượng linhin và xenlulo của vỏ keo ở các công thức đã sụt giảm 7,8–10% và 6,65–8,45%. Hàm lượng linhin (13,8%), xenlulo (22,5%), các chất hòa tan trong nước nóng và cồn ở công thức sử dụng Chế phẩm Emic và hàm lượng xenlulo ở công thức sử dụng Chế phẩm Sagi Bio (22,7%) sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Các chế phẩm đều có ảnh hưởng tốt đến độ ẩm và pH của vỏ keo. Hàm lượng đạm có xu hướng tăng nhẹ từ 0,28 đến 0,38% so với trước ủ. Hàm lượng OC và C/N có xu hướng giảm dần với 16,46–17,56% và 10,2–14,2% so với trước ủ. Trong phòng thí nghiệm, chế phẩm Emic và chế phẩm Sagi Bio có ảnh hưởng tốt đến quá trình phân hủy vỏ keo trong thời gian 30 ngày.
Tài liệu tham khảo
- Tạ Thị Phương Hoa, Vũ Đình Thịnh, Vũ Huy Đại (2013), Thành phần hóa học và tính chất vật lý chủ yếu của vỏ cây tai tượng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2(22), 117–120.
- Robert, A. (1995), Degradation of the lignomellulose complex in wood, Canadian Journal of Botany, 73, 999–1010.
- Tổng cục lâm nghiệp (2020), Tình hình sản xuất cây keo.
- Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Đình Hợi (2005), Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà Quảng trị, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Djarwanto and Tachibana, S. (2010), Decomposition of lignin and holomellulose on Acacia mangium leaves and twigs by six fungal isolates from nature, Pakistan Jounal of Biological and Sciences, 604–609.
- International Tropical Timber Organization (ITTO), Yokohama, Japan (2004), Report on Organic Fertilizer from Acacia mangium Bark, ITTO Project PD No. 58/99 Rev. 1(I) SEAMEO BIOTROP Bogor, Indonesia, 17–31.
- Lê Văn Tri (2016), Xử lý vỏ cây keo bằng chế phẩm sinh học để làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho nhu cầu chăm sóc cây nông lâm nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở của Sở Khoa học công nghệ Hòa Bình.
- Komilis, D. P., Ham, R. K. (2003), The effect of lignin and sugars to the aerobic decomposition of solid wastes, Waste Management, 23(5), 419–423.
- Dekker, R. F. H., Barbosa, A. M. and Sargent, K. (2002), The effect of lignin-related compounds on the growth and production of laccases by the ascomycete, Enzyme and Microbial Technology, 30(3), 374–380.
- Tuomela, M., Vikman, M., Hatakka, A. and Itavaara, M. (2000), Biodegradation of lignin in a compost environment: A review, Bioresource, Technology, 72(2), 169–183.
- Osono, T., Fukasawa, Y. and Takeda, H. (2003), Roles of diverse fungi in larch needle –litter decomposition, Mycologia, 95(5), 820–826.
- Hachicha, R., Rekik, O., Hachicha, S., Ferchichi, M., Woodward, S., Moncef, N., Cegarra, J., Mechichi, T. (2012), Co-composting of spent coffee ground with olive mill wastewater sludge and poultry manure and effect of Trametes versicolor inomulation on the compost maturity, Chemosphere, 88(6), 677–682.
- Hubbe, M. A., Nazhad, M., Sanchez, C. (2010), Composting as a way to convert cellulosic biomass and organic waste into high-value soil amendments, BioResources, 5(4), 2808–2854.
- Golueke, C. G. (1992), Bacteriology of composting, Biomycle, 33, 55–57.
- Golueke, C. G. (1991), Principles of composting. In: The Staff of Biomycle Journal of Waste Recycling, The Art and Science of Composting, The JG Press Inc., Pennsylvania, USA, 14–27.
- He, X. S., Xi, B. D., Jiang, Y. H., He, L. S., Li, D., Pan, H. W., Bai, S. G. (2013), Structural transformation study of water-extractable organic matter during the industrial composting of cattle manure, Micromhem. J., 106, 160–166.
- Sundberg, C., Jönsson, H. (2008), Higher pH and faster decomposition in biowaste composting by increased aeration, Waste Manage, (Oxford) 28(3), 518–526. https://doi.org/10.1016/j.wasman.2007.01.011.
- Crawford, J. H. (1983), Composting of agricultural wastes- a review, Promess Biomhem, 18, 14–18.
- Paatero, J., Lehtokari, M., Kemppainen, E. (1984), Kompostointi, WSOY, Juva (in Finnish).
- Belyaeva, O. N., Haynes, R. J. (2009), Chemical, microbial and physical properties of manufactured soils produced by co-composting municipal green waste with coal fly ash. Bioresource Technology, 100(21), 5203–5209. https://doi.org/10.1016/j. biortech.2009.05.032.
- Belyaeva, O. N., Haynes, R. J., Sturm, E. C. (2012), Chemical, physical and microbial properties and microbial diversity in manufactured soils produced from co-composting green waste and biosolids, Waste Management, 32(12), 2248–2257. https://doi.org/10.1016/j.wasman.2012.05.034.
- Zhang, L., Sun, X. (2014), Changes in physical, chemical, and microbiological properties during the two-stage co-composting of green waste with spent mushroom compost and biomhar, , Bioresource, Technology, 171, 274–284.
- Zhang, L., Sun, X. (2017), Addition of seaweed and bentonite accelerates the two-stage composting of green waste, Bioresource Technology, 243, 154–162. https://doi. org/10.1016/j.biortech.2017.06.099.
- Beck-Friis, B., Smårs, S., Jönsson, H., Eklind, Y. & Kirchmann, H. (2003), Composting of source-separated household organics at different oxygen levels: Gaining an understanding of the emission dynamics, Compost Science & Utilization, 11, 41–50.
- Reyes-Torres, M., Oviedo-Omaña, E.R., DOMinguez, I., Komilis, D., Sánchez, A. (2018), A systematic review on the composting of green waste: Feedstomk quality and optimization strategies, Waste Management, 77, 486–4.
- Epstein, E. (2011), Industrial Composting: Environmental Engineering and Facilities Management, CRC, Tailor & Francis Group, Press, Boma Raton, 314.