NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC ĐẤT TRỒNG RAU MÁ TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

soil quality
solutions
pennywort
land use
Quang Dien district chất lượng đất
giải pháp
rau má
sử dụng đất
huyện Quảng Điền

Tóm tắt

Rau má (Centella asiatica) là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng. Hiện này chất lượng đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng rau má đang có nguy cơ bị thoái hoá. Do vậy, đánh giá chất lượng đất trồng rau má là rất cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2024 nhằm khảo sát được một số tính chất hóa học đất trồng rau má làm cơ sở đánh giá được chất lượng đất và đề xuất một số biện pháp nâng cao năng suất và cải thiện tính chất đất trồng rau má. 20 mẫu đất hỗn hợp được thu thập ở đất chuyên trồng rau má tại tầng 0–20 cm. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm pHKCl, OM (Hợp chất hữu cơ), N, P2O5, K2O tổng số, P2O5 dễ tiêu và CEC theo các phương pháp tiêu chuẩn. Kết quả phân tích cho thấy trên đất trồng rau má có pHKCl (4,15 – 4,30), OM (2,41 – 2,78%), N tổng số (0,066 – 0,085%), P2O5 tổng số (0,045 – 0,080%), K2O tổng số (0,18 – 0,33%), P2O5 dễ tiêu (3,5–7,2 mg/100 g) và CEC (6,10–7,95 cmolc/kg). Đánh giá chung độ phì của đất trồng rau má ở mức nghèo đến trung bình, riêng hàm lượng kali ở mức nghèo. Một số biện pháp cải tạo đất về bón vôi và sử dụng phân bón hợp lý cho cây rau má được đề xuất.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3C.7575
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nxb. Y học, Hà Nội.
  2. Đỗ Tất Lợi (2007), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
  3. Bylka, W., Znajdek‐Awiżeń, P., Studzińska‐Sroka, E., Dańczak‐Pazdrowska, A., Brzezińska, M. (2014), Centella asiatica in dermatology: an overview, Phytotherapy research, 28(8), 1117–1124.
  4. Trần Thị Thanh Hằng (2020), Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm đến sinh trưởng, năng suất hai giống rau má (Centella asiatica L.) và tính chất hóa học của đất trong vụ đông xuân 2019-2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
  5. Nguyễn Hữu Ngữ, Trần Thanh Đức, Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Thị Thảo Hiền, Dương Quốc Nõn, Trịnh Ngân Hà, Lê Hữu Ngọc Thanh, Nguyễn Phúc Khoa (2023), Các yếu tố ảnh hưởng đến thoái hoá đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 132(3A), 61–75.
  6. UBND xã Quảng Thọ, (2023), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2023.
  7. Dewangan, S. K., Shrivastava, K., Kumari, L., Minji, P., Kumaji, P., Sahu, R. (2023), The effects of soil pH on soil health and environmental sustainability: a review, Journal of Emerging Technologies and Inovative Research, 10(6), 611–616.
  8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Quy định về kỹ thuật điều tra đánh giá đất đai, Thông tư 60/2015/TT-BTNMT.
  9. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  10. Nguyễn Hữu Chiếm, Huỳnh Công Khánh, Nguyễn Xuân Lộc và Đinh Thị Việt Huỳnh, (2017), Đánh giá và so sánh tính chất lý, hóa học đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2017(1), 86–92.
  11. Châu Minh Khôi, Trần Văn Dũng, Lê Thị Hòa, Đoàn Thị Trúc Linh (2020), Đánh giá tính chất lý và hóa học của một số nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 56(5), 101.
  12. Dobermann, A., Fairhurst, T. (2000), Rice: Nutrient disorders and nutrient management, IRRI, Philippine.