CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA ĐIỂM ĐẾN HỘI AN

Abstract

Tóm tắt:  Các chỉ số định lượng về khả năng thu hút của điểm đến là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Nghiên cứu này sử dụng bảng hỏi phát triển từ mô hình lý thuyết về khả năng thu hút điểm đến được tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, khảo sát 137 du khách nội địa đã từng đến Hội An nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của thành phố này. Kết quả phân tích nhân tố khám phá chỉ ra rằng có 5 yếu tố đại diện cho khả năng thu hút du khách nội địa đối với Hội An. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy lại cho thấy chỉ có yếu tố ‘Thiên nhiên và khí hậu’ và ‘Lưu trú và ẩm thực’ có ảnh hưởng đến khả năng thu hút của Hội An đối với du khách nội địa. Những yếu tố còn lại vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận có mối quan hệ tuyến tính với khả năng thu hút của điểm đến này. Từ đó, việc quản lý và phát triển du lịch Hội An nên tập trung vào nâng cao các giá trị về thiên nhiên và khí hậu của thành phố. Đồng thời, cần có các chiến lược phát triển, cải thiện dịch vụ ẩm thực và nâng cấp các phương tiện lưu trú nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đến Hội An.

Từ khóa: Điểm đến du lịch, Hội An, khả năng thu hút điểm đến, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4490
PDF (Vietnamese)

References

  1. Aziz, A. (2002), An evaluation of the attractiveness of Langkawi island as a domestic tourist destinations based on the importance and perceptions of different types of attractions, Michigan State University.
  2. Crompton, J. L. (1979), An Assessment of the Image of Mexico as a Vacation Destmation and the Influence of Geographical Locarion Upon that Image, Journal of Travel Research, 17 (Spring), 18–23.
  3. Krešić D. and Prebežac D. (2011), Index of destination attractiveness as a tool for destination attractiveness assessment, Original Scientific Paper, 59 (4), 497–517.
  4. Gearing, C. E., William W. Swart, and Turgut Var (1974), Establishing a Measure of Touristic Attractiveness, Journal of Travel Research, 22 (Spring), 1–8.
  5. Hair, J. F. Jr. , Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998), Multivariate Data Analysis, (5th Edition). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
  6. Hu, Y. and Ritchie B. J. R. (1993), Measuring destination attractiveness: A contextual approach, Journal of Travel Research, 32(2), 25–34.
  7. Lew, Allan A. (1987), A Framework of Tourist Attractions Research, Annals of Tourism Research, 14 (4), 553–75.
  8. Đặng Thị Thanh Loan & Bùi Thi Thanh (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Bình Định, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 210 (II), 36–44.
  9. Mayo, E. J. and Jarvis, L. P. (1981), Psychology of Leisure Travel. Boston: C.B.I. Publishing Co., 191–223.
  10. Mayo, E. J. (1973), Regional Images and Regional Travel Behavior,
  11. Proceedings of the Travel Research Association Fourth Annual Conference, Salt Lake City, 217.
  12. Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Việt Quốc (2010), Nghiên cứu hành vi và đánh giá của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí Phát triển Kinh Tế – Xã hội Đà Nẵng, Số 9 + 10, 11–18.
  13. Ritchie, B. J. R. and Zins, M. (1978), Culture as Determinant of the Attractiveness of a Tourism Region, Annals of Tourism Research, 5 (2), 252–67.
  14. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế, Tạp chí khoa học, Đại Học huế, Tập 72b, Số 3, 295–305.
  15. Tasci, A. D. A., Cavusgil S. T. and Gartner W. C. (2007), Conceptualization and Operationalization of Destination Image, Journal of Hospitality & Tourism Research, 31, 194.
  16. Vengesayi, S. (2003), Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide 1–3 December 2003, Monash University, 637–645.