Abstract
Tóm tắt: Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình tiếp giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cộng đồng vùng đệm tập trung chủ yếu ở vùng núi và vùng cao bao quanh khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia. Vùng đệm hình thành dựa theo Luật bảo vệ rừng (2003) và các quy định của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, với tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đến Vườn quốc gia. Do vậy, phát triển bền vững vùng đệm là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo tồn của địa phương. Bài báo sử dụng phương phân tích chỉ số để đánh giá thực trạng phát triển bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường năm 2013, năm 2016 và năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số bền vững chung tăng lên theo thời gian, phát triển chung của vùng đệm giai đoạn 2013–2016 tăng từ 0,56 lên 0,59 và chỉ ở mức “tương đối bền vững”; năm 2018 đạt 0,6, ở mức “khá bền vững”. Trong đó tiêu chí về kinh tế có chỉ số bền vững thấp nhất (dưới 0,5) và không có sự thay đổi nhiều theo thời gian; tiêu chí về xã hội tăng theo thời gian và lớn hơn 0,6, thuộc mức “khá bền vững”; tiêu chí về môi trường ở năm 2013 đạt 0,53, ở mức “tương đối bền vững”, năm 2016 và 2018 tăng trên 0,6 và đạt mức “khá bền vững”.
Từ khóa: Phát triển bền vững, vùng đệm, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
References
- Bộ kế hoạch đầu tư (2019), Phê duyệt Bộ chỉ tiêu thống kê Phát triển bền vững ở Việt Nam, số 03/2019/TT-BKHDT, Hà Nội.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2014), Thông tư Quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ khu bảo tồn biển, Số 10/2014/TT-BNNPTNT, Hà Nội
- Chi cục Thống kê (2013–2018), Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa.
- Chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda 21), Hà Nội.
- Chính phủ (2012), Thực hiện PTBV ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về PTBV–RIO+20, Hà Nội.
- Chính phủ (2006), Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, Hà Nội.
- Cục Thống kê Quảng Bình (2017), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 tỉnh Quảng Bình, Nxb. Thống kê, Quảng Bình.
- Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, Số: 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014, Hà Nội.
- Quốc hội (2008), Luật Đa dạng sinh học số: 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, Hà Nội.
- Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011–2020, Số: 432/QĐ-TTg, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
- UBND Tỉnh (2014), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm theo hướng bảo tồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quảng Bình.
- Brundland (1987), World Commision on Environment and Development, Oxford University Press.
- Ellis, F. (2000), Rural livelihoods and diversity in developing countries, Oxford University Press.
- Hahn M. B., Riederer A. M. & Foster S. O. (2009), The livelihood Vulnerability Index: A gragmatic approach to assessing risks from climate variability and change – A case study in Mozambique, Global Enviromental Change, 19 (1), 74–88.
- Suresh Kumar, A. Raizada & H. Bismas (2014), Prioritising development planning in the Indian semi-arid Deccan using sustainable livelihood security index approach, International Journal of Sustainable Development & World Ecology. Vol. 21, No. 4, 332–345, http://dx.doi.org/10.1080/13504509.2014.886309.
- Scoones, I. (1998), Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis, IDS working , 72.
- Thomas. L. Saaty & Luis G. Vargas (2008), Models, methods, Concept and Applications of the analytic Hierarchy Process, University of Pittsburg.
- United Nations Conference on Environment and Development, Agenda 21: Table of Contents. Earth Summit, 1992.