Lễ hội trong các chùa ở Thừa Thiên Huế một tiềm năng du lich văn hóa tâm linh

Tóm tắt

TÓM TẮT

Lễ hội được tổ chức trong các chùa ở Thừa Thiên Huế là một bộ phận của di sản văn hóa Phật Giáo đang phát triển mạnh mẽ và được xã hội quan tâm nhiều hơn với mong muốn thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mọi người, đồng thời thể hiện sự phát triển, sức sống của Phật giáo với giáo lý giải thoát của Đức Phật. Trên góc độ phát triển du lịch lễ hội, du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội trong các chùa đã có vị thế nhất định với những giá trị văn hóa đặc trưng tôn giáo bên cạnh lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội cung đình. Các lễ hội được tổ chức trong các chùa hiện nay chủ yếu có 13 lễ hội: lễ hội Phật Đản, lễ hội Vu Lan, lễ hội Vía Quán Thế Ân Bồ Tát, Lễ cúng và tắm Phật, lễ cúng Quá (qua) đường, lễ  cúng Dường, lễ Cầu an, lễ Thành, lễ Dâng sao Giải hạn, lễ Cầu siêu, lễ Giải Oan Bát Độ, lễ Trai đàn Chẩn tế, lễ cúng Cô hồn. Mục đích của lễ hội là hướng về cội nguồn, tạ ơn Đức Phật, tạ ơn Tam Bảo, biết ơn cha mẹ đã mất, người thân cầu xin cho linh hồn của họ được siêu độ, cầu xin cho bản thân được bình an, quốc thái dân an, thế giới hòa bình người dân an lạc. Lễ hội trong các chùa ở Thừa Thiên Huế phát triển dựa vào 3 thế mạnh sau: (1) Số lượng chùa: có 201 chùa Tăng Ni. 66 chùa Làng  và 330 Niệm Phật Đường, (2) Tăng Ni: Chư Tăng Ni ở Huế đều được đào tạo có trình độ Phật học với 27 Tiến sĩ, 31 Thạc sĩ, 254 Cử nhân, 21 Cao đẳng, 274 Trung cấp, và 63 Đại học thế học, 42 đang học Đại học tại chức. Chư Tăng có 19 Hòa Thượng, 29 Thượng Tọa, 329 Đại Đức, 194 Sa Di và trên 200 chúng điệu. Chư Ni có 8 Ni Trưởng, 101 Ni Sư, 297 Sư cô, 83 Thức Xoa, 77 Sa Di Ni và trên 150 chúng điệu. (3) Sự sẵn lòng đón du khách hoặc khách hành hương của các chùa, nhiều chùa còn cho xây dựng một số phòng nghỉ dành cho du khách ở lại trong chùa. Qua đó khẳng định lễ hội được tổ chức trong các chùa ở tỉnh Thừa Thiên Huế là một tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh cần được nghiên cứu sâu rộng góp phần tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc trưng khác biệt của Thừa Thiên Huế.

https://doi.org/10.26459/jed.v109i10.3669