CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO Ở HÀ TĨNH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Tóm tắt

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu những nét tổng quát về hiện trạng chuỗi lúa gạo tỉnh Hà Tĩnh và thảo luận định hướng cũng như các giải pháp phát triển tiểu ngành này theo chuỗi giá trị. Ở qui mô nhỏ hơn, nhưng nghề trồng lúa ở Hà Tĩnh phản ánh khá tốt các đặc trưng của hiện trạng sản xuất lúa gạo trong toàn quốc như diện tích nhỏ lẻ, phương thức sản xuất hộ phân tán, qui mô còn hạn hẹp chưa đáp ứng sản suất lớn cơ giới hóa, hiện đại hóa; chế biến chưa đủ mạnh để đa dạng sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn đáp ứng khách hang; thiếu liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, v.v. Liên kết các phân khúc này thành chuỗi giá trị là giải pháp tổng hợp khắc phục được các điểm yếu trên, góp phần nâng cao hiệu quả của cả tiểu ngành, đưa lại giá trị gia tăng cho các tác nhân trong chuỗi, nhất là nông dân. Từ các dữ liệu thu được, bài báo đề xuất một số giải pháp chủ chốt để phát triển chuỗi giá trị lúa gạo trong bối cảnh Hà Tĩnh.

Từ khóa: chuỗi giá trị, tiểu ngành lúa gao, tổ chức lại sản xuất, giá trị gia tăng

 

Abtract: This paper presents an overview of the current status of rice value chain in Ha Tinh province and gives orientations as well as solutions to develop the value chain-based rice sub-sector. Rice cultivation in Ha Tinh province, representing small scale rice production across the country, is characterized by small plots of land, scattered household farming, small scale production that does not meet the demand for mechanization and modernization; weakness in agro-product processing; lack of linkages between production, processing and markets, etc. Value chain linkage is a comprehensive solution to address the weaknesses, thus contributing to improving the efficiency of the sub-sector, bringing values added for the chain actors, especially farmers. Based on the collected data, the paper recommends a number of key solutions to the development of rice value chain in the context of Ha Tinh province.

Key words: value chain, rice sub-sector, production organization, value added.
https://doi.org/10.26459/jed.v109i10.3679