CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Tóm tắt

Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng,…là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thử thách  trong giai đoạn hiện nay như quy mô nhỏ bé, kỹ  thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp… Để đưa các nghề, làng nghề tại Hà Tĩnh bảo tồn và phát triển, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Từ khóa: thách thức, làng nghề truyền thống, Hà Tĩnh

https://doi.org/10.26459/jed.v126i5A.3950
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Đào Thế Anh và Nguyễn Ngọc Mai (2007), “Giải pháp để phát triển làng nghề ở đồng bằng Sông Hồng”, Tạp chí Xưa và nay.
  3. Phí Thị Bình (2011), “ Về cơ hội và thách thức của các làng nghề truyền thống hiện nay (Trường hợp làng nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội)”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã Hội.
  4. Hoàng Hải, Nguyễn Hữu Thắng (2009), “Phát triển làng nghề nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  5. Nguyễn Khắc Hoàn và Lê Thị Kim Liên (2012) “Giải pháp khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Đại Học Huế.
  6. Liên Minh (2007), “Bảo tồn và phát triển làng nghề. Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Xưa và nay.
  7. Trần Nhật Phong (2014), “ Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững”, Luận văn Thạc sĩ Đại học quốc gia Hà Nội.
  8. Đinh Văn Thái (2015), “Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh.
  9. Nguyễn Vĩnh Thanh (2008), “Phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế.
  10. Tôn Thất Viên (2007) “ Một số giải pháp tài chính, tín dụng trong phát triển làng nghề”, Tạp chí Kinh Tế và dự báo