THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Tóm tắt

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội (TNXH) đối với người lao động (NLĐ) tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) qua sáu nội dung: thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ); đảm bảo việc làm; đảm bảo thu nhập và lương tối thiểu; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động; tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được tại Tập đoàn trong giai đoạn 2010–2018, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật điều tra và thống kê mô tả để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy nội dung của HĐLĐ vẫn còn chung chung, chưa đề cao cam kết bảo mật thông tin cho NLĐ; vẫn tồn tại lao động nghỉ chờ việc; thu nhập tại một số đơn vị của Tập đoàn còn ở mức khá thấp; tập huấn an toàn vệ sinh lao động chưa được tổ chức thường xuyên định kỳ, đào tạo lao động về sơ cấp cứu chưa thực hiện nghiêm túc; tai nạn lao động có dấu hiệu tăng, bệnh nghề nghiệp vẫn tồn tại. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao TNXH đối với NLĐ tại PVN và kiến nghị đối với Nhà nước trong hỗ trợ thực hiện TNXH đối với NLĐ.

Từ khoá: trách nhiệm xã hội, người lao động, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5147
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bowen H. R. (1953), Social Responsibility of Businessman, Harper & Row, New York.
  2. Lê Thanh Hà (2009a), Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường cho người lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  3. Lê Thanh Hà (2009b), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  4. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
  5. Đinh Thị Cúc (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
  6. Nguyễn Thị Kim Chi (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.
  7. Huang, H. and Zhao, Z. (2016), The influence of political connection on corporate social responsibility - evidence from Listed private companies in China, International Journal of Corporate Social Responsibility, 1:9.
  8. Skouloudis, A., Avlonitis, G.J., Malesios, C., Evangelinos, K. (2015), Priorities and perceptions of corporate social responsibility: Insights from the perspective of Greek business professionals, Management Decision, 53 (2), 375 – 401.
  9. Seivwright, A.N. and Unsworth, K.L. (2016), Making Sense of Corporate Social Responsibility and Work, Front. Psychol, 7, 443.
  10. Trần Đăng Khoa (2016), Quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự động viên nhân viên tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 27(7).
  11. Glavas, A. (2016), Corporate Social Responsibility and Employee Engagement: Enabling Employees to Employ More of Their Whole Selves at Work, Front. Psychol, 7, 796.
  12. Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8).
  13. Dương Công Doanh và Nguyễn Ngọc Huyền (2015), Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 217 (3), 24-32.
  14. CIEM, DoE, ILSSA và UNU-WIDER (2012), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.
  15. Carroll, A. B. (2008), A History of Corporate Social Responsibility: Concepts and Practices, in A. Crane et al. (eds.), The Oxford Handbook of Corporate Social Responsibility, Oxford University Press, New York, 19–46.
  16. Sharfman, M. (1994), Changing institutional roles: The evolution of corporate philanthropy, 1883–1953, Business and Society, 33(3), 236.
  17. Aguilera Ruth V., Deborah E. Rupp, Cynthia A. Williams & Yyoti Ganapathi (2007), Putting the S back in corporate social responsibility: A multilevel theory of social change in organizations, Academy of Management Review, 32(3), 836–863.
  18. Heslin Peter A. & Jenna D. Ochoa (2008), Understanding and Developing Strategic Corporate Social Responsibility, Organizational Dynamics, 37, 125–144.
  19. Bộ Luật lao động (2012), Nxb. Lao động.
  20. Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  21. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015), Thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Thương mại.
  22. Carroll, A. B. (1991), The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders, Business Horizons, 34, 39–48.
  23. Johnson, R.W. (2006), Estimating the size of a population, Teaching Statistics, 5 (2), 50-52.
  24. Hoàng Thái Lộc và cộng sự (2017), Đánh giá tình trạng sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp của người lao động Dầu khí Việt Nam, Tạp chí Dầu khí, 3, 58–61.
  25. Báo cáo tổng hợp tình hình lao động, việc làm và thu nhập năm 2016, 2017, 2018 của PVN.
  26. Báo cáo đào tạo năm 2016, 2017, 2018 của PVN.