NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ MÍT TẠI TỈNH HẬU GIANG
PDF

Từ khóa

jackfruit
production and consumption linkages
Mekong River Delta mít
liên kết sản xuất tiêu thụ
đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và chuỗi giá trị mít tại tỉnh Hậu Giang và đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp liên kết chuỗi giá trị của cơ quan hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ - Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit) dựa trên số liệu thu thập trực tiếp gồm 160 hộ trồng mít và 18 tác nhân trong chuỗi. Kết quả nghiên cứu xác định chuỗi giá trị mít có 14 kênh thị trường (phân theo 4 loại). Trong đó hai kênh chủ yếu để xuất khẩu cho loại 1 và 2, các kênh tiêu thụ nội địa chủ yếu cho mít loại 3, 4, nhưng khá phức tạp, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đối với loại 3 và 4 cũng thấp hơn so với kênh xuất khẩu. Nông dân trong hai kênh xuất khẩu có lợi nhuận cao nhất, nhưng lại thấp nhất trong hai kênh nội địa. Sơ đồ nâng cấp chuỗi giá trị mít được đề xuất dựa trên 3 kênh hiệu quả nhất. Nghiên cứu về khía cạnh chuỗi đối với sản phẩm mít tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay còn khá hạn chế. Ngoài ra, nghiên cứu này còn thực hiện tính toán đầy đủ chi phí đầu tư ban đầu và khấu hao cho cây lâu năm. Các giải pháp đề xuất được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thực hiện đúng định hướng của Chính phủ về phát triển nông nghiệp đa dạng tại ĐBSCL.

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v131i5C.6494
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang (2020), Báo cáo Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2019 và triển khai Kế hoạch năm 2020, Số 135/BC-SNNPTNT, ngày 21 tháng 01 năm 2021.
  2. Trịnh Đức Trí, Võ Thị Thanh Lộc, Huỳnh Hữu Thọ, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Trúc Dung và Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt (2015), Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 26, 91–104.
  3. Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và Dương Ngọc Thành (2014), Phân tích chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc (mangifera indica l.) tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35, 32–39.
  4. Nguyễn Phú Sơn và Nguyễn Thị Thu An (2014), Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm tỏi tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35, 16–23.
  5. Nguyễn Quốc Nghi (2018), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(4D), 220–228.
  6. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Võ Thanh Dũng, Nguyễn Công Toàn, và Phạm Hải (2011), Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa nhằm tạo việc làm và cải thiện thu nhập người nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17b, 61–70.
  7. Nguyễn Phú Son và Nguyễn Thị Thu An (2013), Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 28, 71–78.
  8. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013), Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị gạo đặc sản “ST5” tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27, 25–33.
  9. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2016), Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, Nxb. Trường Đại học Cần Thơ.
  10. Cochran, W. G. (1977), Sampling techniques (3rd ed.), New York: John Wiley & Sons.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2022 Array