THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỀ ÁN 1956 CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH
PDF

Từ khóa

Lao động nông thôn
đào tạo nghề
việc làm
Quảng Bình Lao động nông thôn
đào tạo nghề
việc làm
Quảng Bình

Tóm tắt

Trong hơn 10 năm qua, toàn tỉnh Quảng Bình có trên 125.000 lao động nông thôn đã tham gia học nghề, trong đó, gần 38.000 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Gần 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm đã góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Nhằm đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của chính phủ tại tỉnh Quảng Bình, bài báo này phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả của việc triển khai đề án. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh theo chuỗi thời gian được sử dụng để đánh giá. Kết quả cho thấy số lượng lao động nông thôn được học nghề hàng năm chủ yếu theo hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, số lao động nữ tham gia đào tạo nghề cao hơn lao động nam. Các nghề được đào tạo chưa phong phú, chủ yếu dựa trên các nghề có sẵn ở địa phương.  Đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo… chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng tìm được việc làm của lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề đạt khá cao.

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v131i5C.6647
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021–2030, Hà Nội.
  2. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.
  3. L. X. Bá, N. M. Hải, T. T. Thắng, V. X. N. Hồng và L. Đ. Khải (2006), Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
  4. Bộ lao động thương binh và xã hội (2010), Xu hướng việc làm Việt Nam 2009, Hà Nội.
  5. Trần Thanh Đức (2000), Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất hiện đại, Tạp chí nghiên cứu và lý luận.
  6. Lê Hồng Thái (2002), Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn, Đề tài khoa học cấp Bộ.
  7. Nguyễn Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: kinh nghiệm Đông Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
  8. Tăng Minh Lộc (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, Tạp chí Cộng sản.
  9. Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  10. Ngô Văn Hải (2013), Nghiên cứu chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ.
  11. Cục thống kê Quảng Bình (2020), Niên giám thống kê năm 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
  12. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Bình (2020), Tổng kết 10 năm (2010-2020) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2022 Array