Abstract
Mục đích của bài báo này là xây dựng bản đồ tải trọng giới hạn tiêu chuẩn cho móng nông vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam trên cơ sở sử dụng các công thức trong cơ học đất và nền móng để kiểm tra điều kiện giới hạn thứ nhất và thứ hai cho các kiểu cấu trúc nền vùng ngiên cứu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên bản đồ theo 5 cấp tải trọng cho thấy: vùng nghiên có tải trọng giới hạn tiêu chuẩn (N0) thuộc cấp độ rất tốt (>100 tấn) chiếm 2%; tốt (75 - 100 tấn) chiếm 34,96%; trung bình (50 -75 tấn) chiếm 5,24%; yếu (25 - 50 tấn) chiếm 45,56%; rất yếu (<25 tấn) chiếm 12,24% diện tích phân bố của các kiểu cấu trúc nền khu vực. Trong đó, các kiểu cấu trúc nền có No thuộc cấp độ yếu và rất yếu phân bố khá phổ biến ở vùng nghiên cứu.
References
- Châu Ngọc Ẩn (2002). Nền và móng . Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Cao Văn Chí, Trịnh Văn Cương (2003). Cơ học đất. Nhà xuất bản xây dựng.
- Cát Nguyên Hùng (1996). Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hội An - Đà Nẵng. Lưu trữ Địa chất.
- Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thanh, Trần Thanh Nhàn (2010). “Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng”, Nhà xuất bản Đại học Huế 2010.
- Đỗ Quang Thiên (2014). “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa hình – địa chất vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam dưới tác động biến đổi khí hậu”, đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh.
- Trần Hữu Tuyên (2006), Giáo trình “Nền và móng” Đại học Khoa Học Huế.
- Vũ Công Ngữ, Nguyễn Văn Thông (2000). “Bài tập cơ học đất”, Nhà xuất bản giáo dục.
- TCVN 9362-2012