ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ SỤT LÚN CÁC ĐỨT GÃY TÂN KIẾN TẠO – KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

Abstract

Các đứt gãy Tân kiến tạo – hiện đại tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam gây sụt lún khá mạnh ở cửa sông Thu Bồn. Qua việc đánh giá sự phân bố trầm tích trong vùng tác động của các đứt gãy, chúng tôi đã đánh giá phương thức dịch chuyển của đứt gãy, định lượng biên độ, tốc độ sụt lún của một số đứt gãy chính tại khu vực này trong thời gian kỷ Đệ tứ như sau:

- Các đứt gãy F2-04 chuyển động sụt lún đều từ đầu Pleistocen giữa (Q12) đến Pleistocen muộn - phần muộn (Q13(2)). Đứt gãy F2-01 sụt lún đều từ giai đoạn Pleistocen muộn – phần muộn (Q13(2)) đến Holocen giữa – muộn (Q22-3), nhưng cuối Pleistocen muộn – phần muộn (khoảng 17,1 ngàn năm trước) có sự dịch chuyển mạnh hơn.

- Đứt gãy F2-01 sụt lún với tốc độ lớn nhất là 2,41mm/năm; đứt gãy F2-04 là 1,97mm/năm. Ngoài ra, biên độ sụt lún lớn nhất diễn ra tại cuối Pleistocen muộn, phần muộn là 13,03m và đang diễn ra mạnh trong giai đoạn hiện tại với biên độ 16,89m.

Các kết quả này giúp đánh giá đặc điểm tích tụ trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam, hiệu chỉnh sự thay đổi mực nước biển tại đây so với sự thay đổi mực nước biển chung vùng Nam Trung Bộ.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v127i4A.4721
PDF (Vietnamese)

References

  1. Hoàng Ngô Tự Do, Trần Thanh Hải (ĐH Mỏ - Địa chất), Đặng Văn Bát (2015), Ảnh hưởng của các đứt gãy Tân kiến tạo - kiến tạo hiện đại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và ảnh hưởng của chúng đến các tích tụ trầm tích Đệ tứ, Tạp chí Địa chất, 1-2/2016 (355), Trang 56-65.
  2. Hoàng Ngô Tự Do, Đặng Văn Bát, Trần Thanh Hải, Đặng Quốc Tiến (2016), Ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo hiện đại đến quá trình dịch chuyển lòng dẫn sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), 120 (6), Trang 61-71.
  3. Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Đình Lâm, Phạm Quang Sơn, Vũ Văn Vĩnh, Vũ Văn Hà, Nguyễn Trọng Tấn, Đặng Minh Tuấn (2012), Biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen – Hiện đại vùng ven biển châu thổ sông Cửu Long, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
  4. Trần Nghi (2014), Địa chất Pliocen – Đệ tứ vùng biển Việt Nam và kế cận, NXB ĐHQG Hà Nội.
  5. Trần Nghi (2017), Địa chất trầm tích Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.
  6. Nguyễn Văn Trang (1996), Địa chất và Khoáng sản tờ Hội An, Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội.
  7. Cao Đình Triều, Phạm Huy Long (2002), Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  8. Trần Hữu Tuyên (2003), Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo đến bồi xói bờ biển ở đới ven biển Bình Trị Thiên, Tạp chí Địa chất, Số: 275, Trang: 18-23.