ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT ĐẦM LẦY CỬA SÔNG Ô LÂU, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM

Từ khóa

Thảm thực vật đầm lầy
cửa sông Ô Lâu
công nghệ GIS và viễn thám.

Tóm tắt

Thực vật đầm lầy (TVĐL) là những nhóm thực vật bậc cao phân bố ưu thế ở những vùng đất đầm lầy, các bãi than bùn hoặc các vùng đất ngập nước. TVĐL có vai trò rất quan trọng là nơi cư trú, kiếm ăn và sinh sản của các loài sinh vật sống ở vùng cửa sông. Thảm TVĐL còn góp phần giảm khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo sinh kế cho người dân. Nghiên cứu này đã xác định một số loài và sự phân bố của thảm thực vật đầm lầy ở khu vực cửa sông Ô Lâu. Một số đặc điểm môi trường và sinh học đã được ghi nhận dựa trên các số liệu khảo sát thực địa và phân tích ảnh viễn thám Landsat 8. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng đất ngập nước cửa sông Ô Lâu là nơi có sự đa dạng sinh học cao, chất lượng nước tương đối ổn định. Nghiên cứu đã ghi nhận 7 loài TVĐL thuộc 7 chi, 6 họ với sinh khối tươi trung bình của các loài TVĐL tại mỗi điểm khảo sát đạt 2.746,3 ± 607,9 g/m2, độ che phủ trung bình đạt 64,5 ± 14,2% và chiều cao trung bình đạt 1,38 ± 0,14 m. Sinh khối đạt giá trị cao nhất do hai loài cỏ Lác (Cyperus malaccenis) và cỏ Sậy (Phragmites australis) quyết định, trong đó cỏ Lác đạt giá trị lớn nhất. Công nghệ GIS và viễn thám được áp dụng với nguồn ảnh Landsat 8, độ phân giải 30 m, thu nhận ngày 25/04/2019 đã xây dựng được bản đồ phân bố thảm TVĐL và tính toán được tổng diện tích phân bố của TVĐL ở các địa phương trong khu vực là 68,4 ha. Thảm TVĐL phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi và Điền Lộc, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Thái. Hệ sinh thái vùng cửa sông Ô Lâu là khu vực có sự đa dạng sinh học cao và có tiềm năng kinh tế lớn. Nghiên cứu này góp phần đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lí, bảo tồn bền vững các tài nguyên thủy sản ở địa phương vùng đất ngập nước này.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v129i4B.5776

Tài liệu tham khảo

  1. ] Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc, Mai Văn Phô, Lê Thị Trễ, Phan Thị Thuý Hằng, Nguyễn Văn Hoàng, Võ Văn Dũng, Hoàng Công Tín, Trương Thị Hiếu Thảo (2009), Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb. Đại học Huế, 214 tr.
  2. ] Con người và Thiên nhiên (2013), Bảo tồn đa dạng sinh học, đất ngập nước cửa sông Ô Lâu, https://www.thiennhien.net.
  3. ] Hoàng Công Tín, Lê Trung Hiếu, Trần Ngọc Thiên, Ngô Hữu Bình (2019), Đánh giá đặc điểm phân bố của thảm thực vật đầm lầy ngập mặn ở vùng đất ngập nước ven biển Cửa Đại-Hội An. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 15, 101–107.
  4. ] Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô (2012), Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1, 2085–2094.
  5. ] Quốc Việt (2017), Thừa Thiên – Huế: Trên 12 tỷ đồng bảo tồn vùng ngập mặn cửa sông Ô Lâu, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. http://www.dangcongsan.vn/
  6. ] Hoàng Triều (2017), Bảo tồn vùng cửa sông Ô Lâu, Báo điện tử Thừa Thiên Huế.
  7. ] Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 171 tr.
  8. ] Hoàng Chung (2009), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb. Giáo dục–Hà Nội, 114 tr.
  9. ] Phạm Hoàng Hộ (2001), Cây cỏ Việt Nam – Tập I, II, III, Nxb Trẻ – TP. Hồ Chí Minh.
  10. ] FAO and Wetlands International (2007), Mangrove Guidebook for Southeast Asia, printed by Dharmasarn Co., Ltd.