ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO CÁT NỘI ĐỒNG VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Từ khóa

Cát nội đồng
vật liệu xây dựng
Đệ Tứ
Quảng Trị.

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về địa chất, địa tầng, đặc điểm phân bố, thành phần khoáng vật, hóa học, thành phần hạt, tính chất vật lý và tính chất công nghệ của các thành tạo cát thuộc trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy cát vàng hệ tầng Phú Xuân và cát xám trắng tương ứng với hệ tầng Nam Ô trong khu vực có diện phân bố khá rộng với diện tích khoảng 200 km2, bề dày tầng cát khá lớn, trữ lượng dồi dào, phần lớn là cát hạt trung đến mịn, kết cấu xốp đến chặt; thành phần khoáng vật chủ yếu gồm thạch anh, khoáng vật quặng chiếm không đáng kể. Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cát Nam Ô thấp (0,15 %) nhưng trong cát Phú Xuân cao (6,60 %); tuy nhiên, các mẫu cát không chứa sét cục và tạp chất dạng cục, hàm lượng muối Cl- thấp (0,007-0,009 %) và modul độ lớn Ms = 1,18 cho thấy chúng có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường trong chế tạo bê-tông mác vừa đến thấp và vữa xây theo TCVN 7570:2006.

https://doi.org/10.26459/hueunijese.v129i4B.5837

Tài liệu tham khảo

  1. Al-Harthy A.S., Halim M.A., Taha R., Al-Jabri k.s. (2007). The properties of concrete made with fine dune sand. Construction and Building Materials, 21 (8): 1803-1808.
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cho bê-tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. Hà Nội.
  3. Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Thanh và nnk. (2015). Nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng cấu trúc nền và bản đồ dự báo nguy cơ tiềm ẩn về ngập nước, xói lở, xâm nhập mặn vùng đồng bằng ven biển và gò đồi kế cận phục vụ quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp, các dạng công trình và phân bố khu dân cư nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tổng kết giai đoạn 1 đề tài KHCN cấp tỉnh Quảng Trị năm 2015 -2017. Lưu trữ tại TT Lưu trữ thông tin khoa học, Sở KHCN Quảng Trị.
  4. Trần Tuấn Hiệp, Võ Xuân Lý, Lê Văn Bách (2000). Nghiên cứu sử dụng vật liệu địa phương vùng đồng bằng Nam Bộ làm bê tông xi-măng trong xây dựng đường ôtô. Báo cáo kết quả đề tài KHCN cấp Bộ, trường ĐH Giao thông vận tải.
  5. Cát Nguyên Hùng (1996). Địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Hội An - Đà Nẵng. Liên đoàn Địa chất 6. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
  6. Jayawardena U. de S. and Indratilaka H. M. L. (2014). Use of Dune Sand as an Alternative for River Sand for Construction Industry in Sri Lanka. Engineering Geology for Society and Territory, Vol. 5: 1277-1280.
  7. Vũ Quang Lân (2003). Tiến hóa địa hóa trầm tích Đệ Tứ đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Địa chất. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  8. Nguyễn Đình Lập, Phạm Huy Thông và nnk. (2000). Đặc điểm các thành tạo có yếu tố đầm lầy trong trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng Bình Trị Thiên. Bản đồ địa chất, 98: 67-74.
  9. Đỗ Văn Long (2000). Báo cáo Đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ Quảng Trị tỉ lệ 1: 50.000. Liên đoàn Địa chất Miền Bắc. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
  10. Phạm Huy Thông (chủ biên) (1997). Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Thừa Thiên Huế tỉ lệ 1: 50.000. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
  11. Ngọ Văn Toản (2012). Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng cốt liệu cấp phối gián đoạn với cát mịn. Tạp chí khoa học Công nghệ xây dựng số 3/2012 (41).
  12. Tô Nam Toàn (2004). Nghiên cứu sử dụng cát biển Quảng Ninh làm bê tông xi-măng trong xây dựng đường ôtô. Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật. Trường ĐH Giao thông vận tải.
  13. Nguyễn Văn Trang (chủ biên) (1995). Địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1: 200.000 tờ Hướng Hóa - Huế - Đà Nẵng. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.