Tóm tắt
Trượt đất mái dốc là tai biến địa chất thường xuyên xảy ra vào mùa mưa dọc theo các tuyến đường giao thông vùng đồi núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 49. Cường độ kháng cắt của đất là một trong những thông số quan trọng để đánh giá ổn định mái dốc. Mục đích của bài báo này là xác định mối liên hệ tương quan giữa độ bão hoà nước và cường độ kháng cắt từ thí nghiệm nén một trục nở hông (Unconfined compression test – UC) của một số loại đất tàn sườn tích phong hoá từ các đá thuộc hệ tầng Long Đại, phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn và phức hệ Đại Lộc, cấu tạo mái dốc dọc Quốc lộ 49. Kết quả thí nghiệm cường độ kháng cắt của đất tại năm khu vực thường xuyên xảy ra trượt đất mái dốc thay đổi chủ yếu trong khoảng từ 0,56 đến 0,17 kG/cm2 khi độ bão hoà nước trong đất tăng từ 58,5 đến 97,4%. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy cường độ kháng cắt và độ bão hoà nước của đất có mối liên hệ tương quan từ chặt đến rất chặt (R > 0,7). Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp làm sáng tỏ thêm đặc trưng cường độ kháng cắt của đất theo độ bão hoà nước trong đất, hỗ trợ đánh giá ổn định mái dốc dọc tuyến đường nghiên cứu được tốt hơn trong tương lai.
công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International . p>
Bản quyền (c) 2023 Array