MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG MANG CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Abstract

Cách đây hơn nửa thế kỉ, tư tưởng hiện sinh lần đầu tiên du nhập đến Việt Nam và nhanh chóng để lại những dấu ấn đậm nét trong văn học miền Nam Việt Nam những năm 50, 60 của thế kỉ trước. Xuyên qua thời gian với những biến thiên của thời cuộc, thứ cảm thức ấy cho đến nay vẫn tràn trề trên nhiều trang văn xuôi đương đại, đặc biệt là truyện ngắn. Sử dụng hệ thống biểu tượng là một trong những phương thức để các nhà văn chuyển tải những ý niệm của mình về hiện sinh. Hai nhóm biểu tượng mang cảm thức hiện sinh chính là biểu tượng tự nhiên, địa điểm và biểu tượng tâm linh. Đa phần các biểu tương này là sự kế thừa từ kho biểu tượng truyền thống và được gán cho những ý nghĩa mới nhằm để tô đậm những sắc thái hiện sinh cơ bản: sự cô đơn, mặc cảm bị bỏ rơi, tính chất phi lí của đời người…

Half a century ago, existential thoughts came to Vietnam for the first time and rapidly left strong influences on Southern Vietnamese literature. Through time with many changes of the situation, that inspiration in many modern works , especially in short stories, is as abundant as it was before. Using the symbols is one of the most popular way of writers to transmit their existential ideology. Two groups of existential symbol are natural, space symbol and spirit symbol. Most of these symbols are inherited from the traditional symbols and are given new significance in order to emphasixe basic existential characters: loneliness, being abandoned, the absurdity of life…

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v122i8.3223