Abstract
Sự “thiêng hoá” các niềm tin vào rừng tâm linh chính là lối ứng xử có “văn hoá”, có “đạo đức” đối với rừng cộng đồng nói chung và rừng tâm linh nói riêng của người Cơ tu. Các chuẩn mực đó gắn liền với việc tôn thờ và bảo vệ không gian rừng, các tài nguyên từ rừng cũng như sử dụng các tài nguyên đó một cách có “đạo đức”. “Văn hóa rừng”, “đạo đức rừng” rất gần với lý thuyết phát triển rừng bền vững mà chúng ta đang đặt ra hiện nay. Vì thế, rất nên lồng ghép các chuẩn mực “đạo đức rừng”, “văn hóa rừng” vào các điều luật quản lý rừng hiện nay, góp phần hiện thực hóa mục đích tối cao quản lý Nhà nước đối với rừng: Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.