Abstract
Bằng những tư liệu mới, bài báo trình bày những yếu tố quốc tế tác động đến sự ra đời học thuyết Monroe (1823). Đó là sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh dẫn đến sự ra đời hàng loạt các quốc gia độc lập ở đầu thế kỉ XIX. Sau khi ra đời, các quốc gia Mỹ Latinh đối mặt với nguy cơ xâm nhập của cường quốc Châu Âu, trước hết là Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài ra, Nga Hoàng cũng có ý tưởng bành trướng ở lục địa châu Mỹ.
Tình hình trên đe dọa trực tiếp nền an ninh của Mỹ, đồng thời cản trở tham vọng về việc giành quyền lợi kinh tế tại khu vực Mỹ Latinh. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, ngày 2-12-1823, trong thông điệp Liên Bang trước Quốc Hội, Tổng thống Mỹ – James Monroe công bố đường lối đối ngoại của Nhà Trắng đối với khu vực Mỹ Latinh, bao gồm 3 nguyên tắc: Nguyên tắc phi thực dân, nguyên tắc không can thiệp và nguyên tắc hệ thống châu Mỹ. Với ba nguyên tắc này, nó đánh dấu sự ra đời của học thuyết Monroe, một học thuyết để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử đối ngoại của nước Mỹ.