Abstract
Hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân trên địa bàn xã Quảng An. Đã có lúc đây là công cụ xóa đói giảm nghèo siêu tốc với địa phương này. Thế nhưng từ 2002 đến cuối năm 2008, hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên kém hiệu quả; tình trạng ô nhiễm nguồn nước dẫn đến dịch bệnh khiến người dân càng nuôi càng thua lỗ. Trước tình hình đó, UBND xã Quảng An đã chỉ đạo nông hộ đa dạng hóa đối tượng nuôi, thay vì chỉ nuôi chuyên canh tôm sú như trước đây. Đặc biệt trong năm 2009, xã chỉ đạo hộ nuôi thí điểm dự án ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân đã có bước khởi sắc, quá trình phân tích cũng chỉ ra rằng tỷ lệ hộ nuôi thua lỗ giảm xuống. Tuy nhiên, hoạt động này ở địa phương vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến thị trường tiêu thụ, vốn, kỹ thuật,...