Abstract
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở số liệu thu thập được từ 80 hộ nuôi tôm và 45 tác nhân khác tham gia chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn huyện Thăng Bình. Kết quả phân tích chuỗi cung cho thấy các hộ nuôi nắm bắt thông tin thị trường trong chuỗi rất hạn chế, luôn bị tư thương ép giá, ép phẩm cấp; bên cạnh đó còn khó khăn về vốn, kỹ thuật nuôi nên lợi nhuận thu được của hộ nuôi tính theo chu kỳ kinh doanh thấp hơn các tác nhân khác trong chuỗi dẫn đến nhiều bất lợi cho người nuôi tôm. Mặt khác, sự hợp tác trong chuỗi cung thiếu sự ràng buộc giữa các tác nhân tham gia, các công ty CB&XK thủy sản chưa tích hợp theo chiều dọc, liên kết với hộ nuôi để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình. Nghiên cứu cho thấy mặc dù gặp phải một số trở ngại trong hoạt động của chuỗi nhưng tất cả các tác nhân đều đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh; chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của huyện có nhiều lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Thăng Bình một cách bền vững.