Abstract
Giai đoạn 1954-1960, đối với công nhân đô thị miền Nam, Mỹ và chính quyền Ngô đình Diệm thực hiện chính sách hai mặt, vừa mua chuộc và dụ dỗ, vừa khủng bố, trong đó khủng bố là mặt chủ yếu. Song điều dễ nhận thấy là mặc dầu bị khủng bố nặng nề, nhưng phong trào công nhân không hề bị dập tắt, trái lại vẫn phát triển liên tục và quyết liệt. Các cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh của công nhân ở các đô thị miền Nam đã buộc chính quyền Ngô Đình Diệm và giới chủ phải giải quyết một số yêu sách dân sinh như tăng lương, đòi tiền phụ cấp, đòi tiền thưởng Tết, đòi ngày làm tám giờ, chống sa thải, chống giải công, đòi cải thiện điều kiện làm việc, phản đối tăng thuế và phạt vạ,... Phong trào thực sự góp phần cỗ vũ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác ở các đô thị miền Nam vùng lên đấu tranh, thiết thực gìn giữ để khi có thời cơ, lực lượng cách mạng chuyển sang thế tiến công trực tiếp vào thành trì của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm.