Abstract
Lễ tế Nam Giao ở Huế vốn được biết đến là một nghi lễ được tổ chức chủ yếu dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1945). Đây là nghi lễ dựa trên nền tảng tư tưởng “Thiên mệnh” của ý thức hệ Nho Giáo, theo đó vua được xem là người thừa hành mệnh Trời để cai trị dân. Sau khi vương triều Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam sụp đổ vào năm 1945, chủ thể của các thực hành nghi lễ Nho Giáo mất đi nên nghi lễ tế Nam Giao cũng không còn được tổ chức. Năm 2004, trong khuôn khổ hoạt động Festival Huế - nghi lễ tế Nam Giao đã được phục dựng nhằm thu hút khách du lịch. Bài viết này sẽ phân tích và phê bình khái niệm “sáng tạo truyền thống” qua việc xem xét cách thức nghi lễ tế Nam Giao được phục dựng trong Festival Huế với tư cách là một hoạt động du lịch di sản. Trọng tâm của bài viết là chỉ ra những thay đổi của việc phục dựng nghi lễ tế Nam Giao và những ý nghĩa đằng sau sự thay đổi đó. Chính bằng cách này, tác giả sẽ chỉ ra cách thức sáng tạo truyền thống từ nghi lễ tế Nam Giao trong Festival Huế.
Từ khóa: Sáng tạo truyền thống; nghi lễ tế Nam Giao; Festival Huế
References
- Phan Thanh Hải, 2016. Đồng hành qua chín kỳ tổ chức Festival Huế. Diễn đàn đối thoại sử học năm 2016 “Hành trình Festival Huế (2000-2016) và giải pháp phát triển. Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế, p.75.
- Trần Ngọc Thêm, 2016. Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tương lai. Thành phố Hồ Chí Minh: Văn hóa văn nghệ, pp.38-49.
- Trần Quốc Vượng, 2000. Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm. Hà Nội: Văn hóa dân tộc.
- Benedict, A., 2006. Imagined Communities: Reflection on the Origin and Spread of Nationalism. London, New York: Verso, pp.6-7.
- Hobsbawm, E. & Ranger, T. eds., 1983. The invention of tradition. Cambridge: Cambridge University Press, pp. 1 – 14.
- Malarney, S. K., 2007. Festivals and the politics of the exceptional dead in Vietnam. Journal of Southeast Asian Studies.
- Salemink, O., 2007. The Emperor’s new clothes: Re-fashioning ritual in the Hue's Festival. Journal of Southeast Asian Studies, Volume 38 (3), pp.560-561.
- Salemink, O., 2013. The ‘heritagization’ of culture in Vietnam: Intangible cultural heritage between communities, state and market. Việt Nam học: Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư, 2(Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững), pp. 245-246.
- Taylor, P., 2001. Fragments of the Present: Searching for modernity in Vietnam’s South. Journal of Southeast Asian Studies, 38(3), pp.515-540.