GIA PHONG XỨ HUẾ TỪ GÓC NHÌN DI SẢN PHỦ ĐỆ

Abstract

Trong dòng chảy di sản văn hóa triều Nguyễn, phủ đệ là những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, nơi ẩn dấu bóng dáng văn hóa, nghệ thuật cung đình một cách sâu đậm. Không gian văn hóa phủ đệ bảo lưu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của gia đình hoàng tộc xưa. Phủ đệ là cái nhìn phản chiếu rõ nét về những nề nếp gia phong, gia giáo của mỗi gia đình xứ Huế từ xưa cho đến nay. Trải qua bao năm tháng, thời gian vẫn không làm phai mờ vẻ đẹp tinh tế đầy tính nghệ thuật, kết tinh thành nét đẹp văn hóa kiến trúc đặc trưng trong mỗi phủ đệ. Phủ đệ được xem là di sản văn hóa - lịch sử sống động và đã thực sự trở thành nét văn hóa, nghệ thuật đặc trưng riêng trong quỹ kiến trúc đô thị di sản Huế hiện nay. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v127i6C.4676
PDF (Vietnamese)

References

  1. Léopold Cadière (2000), “Gia đình và tôn giáo người Việt”, trong Văn hoá tín ngưỡng gia đình Việt Nam qua nhãn quan học giả L. Cadière, Nxb Thuận Hoá, Huế.
  2. Phạm Đức Thành Dũng (2016), “Khảo sát các bài kệ truyền thừa pháp danh của Phật giáo Đàng Trong, liên hệ với cách đặt tên trong hoàng tộc nhà Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Số 4 (130).
  3. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế.
  4. Nội Các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.
  5. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
  6. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 4, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
  7. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 8, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
  8. Trần Đức Anh Sơn (2016), Kiểu Huế, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.