Abstract
Giễu nhại đã trở thành giọng điệu đặc thù trong văn xuôi Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại từ sau những năm 1986 đến nay. Ngôn ngữ giễu nhại với các thang độ của nó đã trở thành chất liệu chính để tạo nên văn bản nghệ thuật. Qua sự giễu nhại, nhà văn đã trình bày quan điểm của mình về một cuộc sống phức tạp và có phần hỗn độn của xã hội Việt Nam những năm sau chiến tranh, giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Các nội dung giá trị văn hóa và đạo đức, các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng dồng, vấn đề nhân cách và thái độ sống... đều được nhìn nhận và đánh giá qua sự giễu nhại của nhà văn với tư cách là người trong cuộc, vừa giễu nhại cuộc đời vừa tự giễu nhại chính mình.
References
- . I.P. Ilin và E.A. Tzurganova (Chủ biên) (2002), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 433-435
- . I.P. Ilin và E.A. Tzurganova (Chủ biên), Sdd, tr. 344.
- . Lã Nguyên (2006), Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói (trong sách Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 66.
- . Nguyễn Đăng Điệp (2009), Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc (phần Dư luận, trong sách Cõi người rung chuông tận thế), Nxb. Lao động, Hà Nội, tr. 357-358.