Cuộc cách mạng ngôn ngữ trong thơ tượng trưng Việt Nam

Abstract

Thơ tượng trưng Việt Nam đã làm nên một cuộc cách mạng cho ngôn ngữ. Xuất phát từ quan niệm sáng tạo thơ trước hết là sáng tạo chữ nghĩa, làm hiển lộ những vẻ đẹp chữ nghĩa; các nhà thơ tượng trưng đã tạo ra một lối thơ - chữ vô cùng độc đáo. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử thi ca Việt Nam, ngôn ngữ thơ được giải thoát khỏi sự kìm kẹp của lý trí, kinh nghiệm, thực tại. Các nhà thơ tượng trưng một mặt chế tác ra những ngôn ngữ biểu tượng, tương hợp, tiềm thức, bí nhiệm; mặt khác, khai thác triệt để sức mạnh tự trị của ngôn ngữ để nó tự tạo sinh nghĩa. Do đó, ngôn ngữ thơ tượng trưng có khả năng giải mã những góc khuất của tâm hồn và làm hiển lộ vẻ đẹp huyền vi, thống nhất sâu xa của vũ trụ.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v127i6C.5064
PDF (Vietnamese)

References

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. . Baudelaire. C (1995), Thơ, Vũ Đình Liên (dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
  3. . Chevalier. J, Gheerbrant. A (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng.
  4. . Lê Đạt (2009), Đường chữ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
  5. . Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  6. . Đặng Thị Hạnh (chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp thể kỉ XX, tập 3, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. . Dương Tường (2009), Chỉ tại con chích chòe, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
  8. . "Xuân Thu Nhã Tập", http://bookhunterclub.com/tuyen-ngon-tho-cua-nhom-xuan-thu-nha-tap, truy cập ngày 10/8/2018.