HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ

Abstract

TÓM TẮT

Bài viết tập trung phân tích, nhấn mạnh về hình tượng con người trong thơ trên kiến trúc cung đình Huế thông qua các quan niệm nghệ thuật.  Nội dung nghiên cứu xuất phát từ cơ sở lý thuyết thi pháp học để phân tích, miêu tả, chỉ ra những đặc trưng về hình tượng con người trong thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Kết quả nghiên cứu chú trọng làm rõ hình tượng của con người vũ trụ, con người đạo đức và con người đấng bậc gắn bó mật thiết với thế giới quan, nhân sinh quan của thời đại nhà Nguyễn. Từ việc phân tích tìm hiểu hình tượng nghệ thuật về con người cùng các mối quan hệ khăng khít của nó, đã cho thấy thơ trên kiến trúc cung đình Huế là một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật mang sắc thái riêng, tiêu biểu cho trường thẩm mĩ, có những hình thức thể hiện mang đậm bản sắc. Tiền đề cơ sở ấy là yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu thơ trên kiến trúc cung đình Huế nói riêng cũng như thi ca thời trung đại nói chung.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v128i6C.5319
PDF (Vietnamese)

References

  1. . Trần Đình Sử (1997). Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  2. . Tự Đức (1970). Tự Đức thánh chế văn tam tập (tập1), Ủy ban Dịch thuật Phủ Quốc vụ khanh đặc trách xb, Sài Gòn.
  3. . Nội các Triều Nguyễn (2005). Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Trần Huy Hân, Nguyễn Thế Đạt dịch) Tập IV, Trung tâm khoa học XH & NV quốc gia (Viện Sử học), Nxb. Thuận Hóa, Huế.
  4. . Quốc Sử quán triều Nguyễn (2010). Minh Mệnh chính yếu, (Ủy ban Dịch thuật thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên Sài gòn dịch), Nxb. Thuận Hóa, Huế.
  5. . Vương Hồng, Vương Thành Trung (2003). Tứ thư (Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận dịch), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
  6. An Chi (2006). Chuyện đông chuyện tây, Tập 1, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.