Abstract
Tóm tắt: Trong chương trình của bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương về phương pháp giáo dục chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh (HS) khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực. Trên cơ sơ đó, hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai. Một trong những hình thức tổ chức dạy học mang tính trải nghiệm cao, đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên chính là dạy học tham quan thực địa.
References
- Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. Tr.156
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân.
- Tưởng Duy Hải (Tổng chủ biên), Đào Ngọc Minh (chủ biên), Bùi Xuân Anh, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Thanh Nga, Phạm Quỳnh, Đào Thị Hà (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Giáo dục công dân Trung học cơ sở, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- Kolb, D (1984), Experiential learning: Experience as the source of learning and development, Englewood Cliffs, N.J: Prentice-Hall 41.
- Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- Võ Trung Minh (2015), Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Tr.29