Abstract
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bạo lực gia đình xảy ra tại các gia đình trẻ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 160 hộ gia đình ở thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và huyện A Lưới. Kết quả cho thấy đối tượng bị bạo hành chủ yếu là nữ giới chiếm tới 91.2% và rơi vào độ tuổi từ 22 đến 43. Các gia đình trẻ sống riêng có xu hướng bạo lực nhiều hơn so với khi họ sống chung cùng bố mẹ. Bạo lực gia đình phổ biến nhất là bạo lực tinh thần 94.4%, tiếp đến là bạo lực thể xác 52.9%, bạo lực kinh tế 21.5% và bạo lực tình dục 18.1%. Để phòng chống bạo lực gia đình các cặp vợ chồng trẻ cần tìm kiếm sự đồng cảm với nhau về văn hóa, trình độ, nghề nghiệp...đồng thời cần sự tham gia, phối hợp nhiều hơn của các tổ chức, đặc biệt là hội phụ nữ và công an địa phương.
References
- Tài liệu tham khảo
- Duvvury Nata, Nguyễn Hữu Minh, Patricia Carney (2012), Báo cáo hoàn thiện về ước tính thiệt hại do bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam, Liên hợp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.
- Liên Hợp quốc (1993), Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, tài liệu A/RES/48/104. New York, NY, 1993.
- Romedenne M, Loi VM (2006), Bạo lực gia đình: Sự thay đổi của Việt Nam. Phát hiện và đề xuất từ dự án UNFPA/SDC, 2006.
- Nguyễn Phương Thảo (2015), Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình hạt nhân ở thành phố Thái Bình, Tạp chí cộng sản, truy cập ngày 8/3/2015 tại http://www.tapchicongsan.org.vn
- Trịnh Đức Thảo, Phạm Quốc Nhật (2017), Tổng quan tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, 2017, Hà Nội
- Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam (2010), Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, 2010, Hà Nội
- Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2018), Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành đảng bộ tỉnh khoá XV về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- WHO (2002), Báo cáo toàn cầu về bạo lực và sức khỏe, Geneva, 2002.
- F.A. Boughima and H. Benyaich (2012), Domestic sexual violence (descriptive study of 28 cases), Sexologies, Volume 21, Issue 1, January–March 2012, Pages 16-18
- Laura Chiang, Ashleigh Howard, Jessie Gleckel, Caren Ogoti, JonnaKarlsson, Michelle Hynes, MaryMwangi (2018), Cycle of violence among young Kenyan women: The link between childhood violence and adult physical intimate partner violence in a population-based survey, Child Abuse & Neglect, Volume 84, October 2018, Pages 45-52
- Trevillion, K., Agnew-Davies, R., & Howard, L. M. (2011). Domestic Violence: Responding to The Needs of Patients. Learning Zone, 25(26), 48-56.
- Gurkan, O.C. and Cosar, F. (2009), The Effects of Economic Violence on Women's Life, Maltepe University Journal of Nursing Science and Art, 2 (3), 124-129.
- Harding, R. and Hamilton, P. (2009), Working Girls: Abuse or Choice in Street-Level Sex Work?, British Journal of Social Work ,39:1118–1137
- Huong, T and Dodds, A (2011), Strengthening Legal Frameworks to protect child victims of commercial sexual exploitation, UNICEF, website: http://www. unicef.org/Viet Nam/reallives_20011.html
- Gizem Oneri Uzuna, Huseyin Uzunboylu (2015), A Survey Regarding of Domestic Violence Againts Women, Social and Behavioral Sciences 190 ( 2015 ) 24 – 31