SƠN TRUYỀN THỐNG TRÊN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ THỜI NGUYỄN, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG BẢO TỒN

Abstract

Sơn truyền thống trên trang trí di tích thời Nguyễn là những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Trải qua hơn một thế kỷ, sơn truyền thống trên trang trí vẫn tồn tại, có tính dân dã và tính tâm linh. Ngoài ra, nó còn  có ý nghĩa nhân văn Chân –Thiện –Mỹ. Những sắc màu cổ kính của chất liệu sơn truyền thống hòa quyện với hoạ tiết trang trí, biểu hiện rõ nét trên các công trình kiến trúc, mỹ thuật cung đình thời Nguyễn như Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các... và một số lăng tẩm khác. Qua khảo sát, trao đổi với các chuyên gia và dựa trên các tư liệu thu thập được, chúng tôi trình bày vai trò và thực trạng của việc sử dụng Sơn truyền thống trong nghệ thuật tạo hình trang trí tại một số công trình di tích ở Thừa Thiên Huế. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp đối với việc bảo tồn Sơn truyền thống trên nghệ thuật trang trí thời Nguyễn.
https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6D.5527
PDF

References

  1. Trần Lâm Biền (1979), Huế, Mỹ thuật Nguyễn, Những cái riêng, Đăng lại trong Những con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hoá Dân tộc, H.2000
  2. Trần Lâm Biền (2003), Vài cảm nhận qua một lần tới Huế, Huế Di sản và cuộc sống, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, Xb Huế.
  3. Phạm Đức Cường (2001), Kỹ thuật Sơn mài, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Trần Minh Đức (2013), Kỹ thuật và công nghệ bảo tồn tu bổ di tích, Tài liệu lớp bồi dưỡng kiến thức bảo quản tu bổ phục hồi di tích, Khoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa -Hà Nội, tr.133-245.
  6. Nguyễn Quốc Huy (2013), Mối gây hại công trình di tích và biện pháp phòng trừ, Tài liệu lớp bồi dưỡng kiến thức bảo quản tu bổ phục hồi di tích, Khoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Tr.116-132.
  7. Nguyễn Quốc Hùng (2004), Một số vấn đề khoa học trong nghiên cứu khảo cổ học góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích thời Nguyễn, Kỷ yếu Hội thảo Khảo cổ học và bảo tồn di tích, Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, TTBTDTCĐ Huế.
  8. Nguyễn Quốc Hùng (2003), “Hành trình mười năm của Di sản văn hóa Huế - Di sản văn hóa thế giới”, Tạp chí Sông Hương, số 178, tr 29-34.
  9. Nội các thời Nguyễn (1992), Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Tập XV, Quyển 244-262, Nxb. Thuận Hoá Huế.
  10. Vĩnh Phối (1999), Những kiểu thức trang trí Huế, Nghiên cứu Huế tập 1, Nxb Thuận Hoá Huế.