SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VÙNG THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVII-XVIII

Abstract

Vùng Thuận Quảng có một vai trò và ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử, tư tưởng, văn hóa và văn học Việt Nam. Nằm ở vị trí của sự giao lưu quốc tế, Thuận Quảng trở thành cửa ngõ tiếp thu những tư tưởng của thời đại, tiếp nhận và lựa chọn những tư tưởng phù hợp để làm phong phú nền văn hóa, tư tưởng của dân tộc Việt, đặc biệt là tạo nền tảng cho sự hình thành loại hình tác giả và thể loại mới tiên phong trong nền văn học Việt Nam. Bài viết này đánh giá sự tác động của khu vực và quốc tế đến hệ tư tưởng vùng Thuận Quảng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v129i6D.5730
PDF

References

  1. Nguyễn Huệ Chi (2013), Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  2. Nguyễn Hữu Hào (1987), Truyện Song Tinh, Hoàng Xuân Hãn giới thiệu, Nxb Văn học.
  3. Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn học.
  4. Nguyễn Công Lý- Đoàn Lê Giang chủ biên (2016), Văn học Phật giáo Việt Nam: Thành tựu và định hướng nghiên cứu mới, Nxb Khoa học xã hội.
  5. Li Tana (2016), Xứ Đàng trong- lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỷ 17- 18 (tái bản lần 3), Nxb Trẻ.
  6. Cao Tự Thanh (2015), “Văn học Đàng Trong”, Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIX- Những vấn đề lý luận và lịch sử, Trần Ngọc Vương chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Trần Thanh Thủy (2009), “Song Tinh bất dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học”, Luận văn thạc sĩ văn học, trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội.
  8. Trần Thanh Thủy (2017), Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, Luận án Tiến sĩ văn học, Trường Đại học KHXH và NV, Hà nội.