Abstract
Không gian nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong truyện kinh dị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Đây không chỉ là môi trường sinh tồn của con người, nơi dung chứa các sự vật, sự việc trong tác phẩm mà còn là một hình tượng nghệ thuật. Nó là yếu tố cốt lõi giúp nhà văn kiến tạo nên thế giới nghệ thuật đặc biệt với những chiều kích khác lạ, dị thường. Nét đặc sắc của không gian nghệ thuật truyện kinh dị được bộc lộ rõ nhất ở tính chất “xứ lạ”. Đó là sự dung hợp giữa không gian địa lý, thực tế với không gian huyền thoại, siêu hình trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật này có sự thay đổi quan trọng trong quá trình vận động, phát triển của truyện kinh dị. Sự mở rộng phạm vi, biên độ hình tượng nghệ thuật này mang đậm dấu ấn thời đại. Chính những yếu tố đó đã góp phần làm nên sự hấp dẫn, nét độc đáo của truyện kinh dị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
References
- Nguyễn Huệ Chi (2001), Truyện truyền kỳ Việt Nam, (quyển 3), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
- Lan Khai (2016), Truyện đường rừng, Nxb Hội nhà văn.
- Bình Nguyên Lộc (2012), Truyện ngắn, Nxb Trẻ.
- Thế Lữ (2006), Tuyển tập, Truyện kinh dị, Nxb Thanh Niên.
- Lưu Sơn Minh (2003), Những truyện không nên đọc lúc giao thừa, Nxb Văn học.
- Sơn Nam (2008), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, TP HCM.
- Lý Văn Sâm (2002), Lý Văn Sâm toàn tập, (3 tập), Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
- TchyA - Đái Đức Tuấn (2007), Thần Hổ - truyện kinh dị, Nxb Thanh Hoá.
- Nguyễn Tuân (2004), Truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.