Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành trên hai giống lúa HP10 và ĐT34 với 5 mật độ 60; 80; 100; 120; 140 kg/ha, trong đó mức 100 kg/ha làm đối chứng. Thí nghiệm gồm 10 công thức được bố trí theo phương pháp RCBD, 3 lần nhắc lại trong vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015 tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy ở mật độ gieo sạ thấp (60-100 kg/ha) thì khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ chống chịu sâu bệnh của các giống lúa tốt hơn so với mật độ cao (120-140 kg/ha), đặc biệt là ở mật độ gieo sạ 60; 80; 100 kg/ha các giống lúa HP10 và ĐT34 đều cho năng thực thu > 6,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và > 5,0 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Hơn nữa, gieo sạ thưa còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đối với giống lúa HP10 cho lợi nhuận cao nhất ở công thức mật 80 kg/ha, dao động từ 26,275 triệu đồng (Hè Thu 2015) đến 32,831 (Đông Xuân 2014-2015) và tăng so với đối chứng từ 2,552-2,900 triệu đồng.
Tài liệu tham khảo
- . Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của các giống lúa. QCVN 01-55:2011/BNNPTN.
- . Nguyễn Kim Chung, Nguyễn Ngọc Đệ (2005). Ảnh hưởng của phương pháp sạ và các mức độ bón phân đạm lên sinh trưởng và năng suất lúa ngắn ngày. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, tr. 161-187.
- . Nguyễn Đình Giao (1997). Giáo trình Cây lương thực, Tập 1-Cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
- . Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy, Dương Ngọc Thành (2006). Ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất và chất lượng xay xát của lúa gạo ở hai mật độ sạ và các lượng phân đạm. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng 2006, quyển 2: Bảo vệ thực vật-Khoa học cây trồng-Di truyền giống Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ, tr. 77-82.
- . Huan NH., L. V. Thiet, H. V. Chien, K. L. Heong (2005). Farmers’ participatory evaluation of reducing pesticides, fertilizers and seed rates in rice farming in the Mekong Delta, Vietnam. Crop Protection 24: pp. 457-464.