ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM HB 101 VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY XÀ LÁCH (LACTUCA SATIVA VAR. CAPITATA L.) TRỒNG TẠI TỈNH GIA LAI

Tóm tắt

Tóm tắt: Một thí nghiệm 2 yếu tố đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trên cây xà lách (Lactuca sativa var. capitata L.) trồng tại tỉnh Gia Lai. Yếu tố A là 2 mức đạm bón: (1) 60 kg/ha, (2) 80 kg/ha; yếu tố B là phương thức sử dụng HB 101: (1) không sử dụng HB 101 – Phun nước lã (ĐC), (2) sử dụng HB 101 tưới vào đất, (3) sử dụng HB 101 tưới vào đất + phun lên cây 3 lần; và (4) sử dụng HB 101 phun lên cây 3 lần. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm liều lượng đạm bón và phương thức sử dụng HB 101 phù hợp cho sinh trưởng và năng suất của xà lách được trồng tại tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây xà lách trồng tại Gia Lai được bón phân đạm với liều lượng 60 kg/ha và phun HB 101 lên cây 3 lần cho sinh trưởng tốt nhất. Năng suất thực tế và năng suất thương phẩm đạt cao nhất lần lượt là 3.547,0 kg/1000 m2 và 2.581,7 kg/1000 m2, cho lợi nhuận cao nhất (13.367.900 đ/1000 m2) và tỷ suất lợi nhuận cao nhất đạt 2,84.

Từ khóa: HB 101, phân đạm, xà lách

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4411
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bulgari R., Cocetta G., Trivellini A., Vernieri P., Ferrante A. (2015), Biostimulants and crop responses: a review, Biolog Agric & Hortic, 31, 1–17.
  2. Calvo P., Nelson L., Kloepper J. W. (2014), Agricultural uses of plant biostimulants, Plant Soil, 383, 3–41.
  3. Calvo P., Watts D. B., Ames R. N., Kloepper J. W., Torbert H. A. (2013), Microbial-based inoculants impact nitrous oxide emissions from an incubated soil medium containing urea fertilizers, J Environ Qual, 42, 704–712.
  4. HB 101 USA, 2015. HB 101 plant vitalizer, Organic Plant Growth Enhancer http://www.hb-101usa.com/about-hb-101/what-is-hb-101/.
  5. Kunicki E., Grabowska A., Sekara A., Wojciechowska R. (2012), The effect of cultivar type, time of cultivation, and biostimulant treatment on the yield of spinach (Spinacia oleracea L.), Folia Hortic, 22, 9–13.
  6. Mahmoudi K. F. (2005), Effects of rates and sources nitrogen fertilizer on nitrate accumulation and yield of lettuce. MSc Thesis, Department of Soil Science, Science and Research Branch, Islamic Azad University, Tehran, Iran, 78 pp.
  7. Tittonell P. A., de Grazia J., Chiesa A. (2003), Nitrate and dry water concentration in a leafy lettuce (Lactuca sativa L.) cultivar as affected by N fertilization and plant population. Agricultura Tropica and Subtropica, 36, 82–87.
  8. Vernieri P., Ferrante A., Borghesi E., Mugnai S. (2006), Biostimulants: a tool for improving quality and yield. Fertilitas Agrorum, 1, 17–22.
  9. Zarehie H. (1995), Study of nitrate accumulation in vegetables of lettuce and spinach in related with optimum application of nitrogen fertilizers, MSc Thesis, Department of Horticulture, Faculty of Agriculture, University of Tarbiat Modares, Tehran, Iran, 79 pp (in Farsi).