KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Đậu tương
triển vọng
trung ngày
Thừa Thiên Huế.

Tóm tắt

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ đông xuân 2016–2017 (12/2016–5/2017) với mục tiêu là tuyển chọn được một số giống đậu tương có triển vọng thích nghi tốt với điều kiện đất đai, khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm sử dụng 15 giống đậu tương, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại; diện tích mỗi ô thí nghiệm là 8,5 m2. Đề tài nghiên cứu năng suất và một số chỉ tiêu nông sinh học như chiều cao cây, tổng số hạt, khối lượng 1000 hạt. Kết quả chỉ ra rằng tất cả các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm thời gian sinh trưởng trung ngày (85–100 ngày); đây là cơ sở rất quan trọng để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những khu vực thiếu nước hoặc điều kiện sinh thái khó khăn. Khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh của các giống này cũng khá tốt, ngoại trừ sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) và giòi đục thân (Melanesgromyza sojae) còn bị hại khá cao, dao động lần lượt 18,35–21,87 % và 8,98–13,56 %. Các chỉ tiêu nông sinh học, đặc biệt là năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, cho thấy một số giống đậu tương có năng suất triển vọng là DT30 (2,6 tấn/ha), DT26 (2,4 tấn/ha) và DT31 (2,3 tấn/ha).

Từ khóa: đậu tương, triển vọng, trung ngày, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4677
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ NN-PTNT, QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT (2011), Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương.
  2. Chu Hoàng Mậu và Hà Tiến Sỹ (2007), Khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương [Glycine max (L.) Merrill] địa phương của tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Khoa Học Công Nghệ, 3 (43), 13–19.
  3. Mai Quang Vĩnh, Phạm Thị Bảo Chung, Nguyễn Văn Mạnh, Lê Thị Ánh Hồng (2012), Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới, Trung tâm khuyến nông quốc gia.
  4. Phạm Văn Thiều (2002), Cây đậu tương, kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  5. Trần Văn Điền (2007), Giáo trình cây đậu tương, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  6. Quyết định số 899/QĐ-TTg, Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, (2013).
  7. Quyết định số 50/2005/QĐ-TTG (2005), Phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2010 tầm nhìn 2020.
  8. Nguyễn Thị Dần (1996), Chế độ phân bón thích hợp cho cây đậu đỗ trên đất bạc màu Hà Bắc, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  9. Tổng cục thống kê Việt Nam, Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây hàng năm,https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717. Ngày truy cập: 30/1/2018.
  10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT về “Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương”.